Quảng Ngãi: Lễ húy kỵ lần thứ 268 năm Đệ nhất Tổ sư khai sơn tổ đình Thiên Ấn

Cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ tưởng niệm
Cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ tưởng niệm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 17-2 (nhằm 17 tháng Giêng), lễ tưởng niệm 268 năm viên tịch của Đệ nhất Tổ sư Pháp Hóa - Tổ khai sơn tổ đình Thiên Ấn thuộc dòng Lâm Tế Quảng Ngãi đã được tổ chức tại ngôi cổ tự trên đỉnh núi Thiên Ấn.
Di ảnh Tổ sư được đặt trước bảo tháp

Di ảnh Tổ sư được đặt trước bảo tháp

Buổi lễ có sự chứng minh, tham dự của chư tôn đức trong Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo các cấp chính quyền, ban ngành chức năng tại địa phương cùng Phật tử trong và ngoài tỉnh.

Do tình hình dịch bệnh nên Ban Tổ chức buổi lễ tại tổ đình Thiên Ấn năm nay không phục vụ ẩm thực cho khách thập phương và tín đồ Phật tử.

Thiên Ấn là một địa danh nổi tiếng với quả núi cao 106 m có hình thang cân tựa như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi tên thắng cảnh này là “Thiên Ấn niêm hà” (ấn trời niêm trên dòng sông xanh) sừng sững với ngôi cổ tự được tạo dựng cách đây hơn 3 thế kỷ (khởi công 1694, hoàn thành 1695) và trải qua 5 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959 - lưu dấu bước chân hành đạo của Tổ sư Pháp Hóa trên dải đất được mệnh danh là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi - “núi Ấn sông Trà”, biểu tượng của vùng đất và văn hiến Quảng Ngãi.

Người dân, Phật tử về dự lễ húy kỵ Tổ sư

Người dân, Phật tử về dự lễ húy kỵ Tổ sư

Ngôi cổ tự này từng được chúa Nguyễn Phúc Chu ban Sắc tứ năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717) đời Lê Dụ Tông. Cũng tại nơi này, cách không xa ngôi chùa là nơi an táng phần mộ của nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sau khi cụ tạ thế vào năm 1947 tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

Năm 1990, quần thể núi Thiên Ấn - chùa Thiên Ấn - mộ cụ Huỳnh được Bộ Văn hóa - Thể thao xếp hạng di tích quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).
Buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo Q.Bình Thạnh, vào ngày 21-6

Một lòng tri ân

GNO - Ngày 21-6 vừa qua tại chùa Dược Sư (P.11), Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh (cũ) đã tổ chức buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo quận nhà kể từ khi thành lập đến khi đồng loạt dừng hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện từ ngày 1-7.

Thông tin hàng ngày