Ra tòa vì xúc phạm Phật giáo

GNO - Một người New Zealand và 2 người đàn ông Myanmar đang phải đối mặt với một phiên tòa ở Myanmar sau khi bị cáo buộc xúc phạm Phật giáo.

Vụ việc bắt nguồn từ một quảng cáo cho một sự kiện tại quầy bar của họ tại thành phố Rangoon, trong đó điểm đặc trưng là hình ảnh của Đức Phật - đeo một bộ tai nghe lớn (ảnh).

VCH 1.jpg

Hình ảnh gây tranh cãi sau đó đã được chia sẻ trên trang Facebook của quán bar và sớm gây ra một khiếu nại bởi một thành viên cơ quan tôn giáo của Myanmar. Quán bar đã bị chính quyền đóng cửa sau đó.

Trong một xin lỗi trên trang Facebook của quán, người quản lý và chủ quán cho biết: "Chúng tôi xin bày tỏ sự hối tiếc chân thành của chúng tôi nếu chúng tôi đã xúc phạm các công dân của thành phố tuyệt vời này, những người đã chào đón chúng tôi một cách nồng ấm và hào phóng".

"Sự thiếu hiểu biết của chúng tôi là đáng xấu hổ và chúng tôi sẽ cố gắng sửa chữa bằng cách học hỏi thêm về tôn giáo, văn hóa và lịch sử của Myanmar, những đặc trưng đã hình thành nên một xã hội phong phú và độc đáo như vầy", tuyên bố tiếp tục. "Chúng tôi cảm ơn các công dân (của Rangoon) vì sự kiên nhẫn và lòng tốt của họ và chân thành hy vọng rằng lời xin lỗi của chúng tôi sẽ được chấp nhận".

Tuy nhiên, trong các ý kiến trên trang web này, người sử dụng lập luận rằng việc đó là một "hành động không thể tha thứ", và "quá muộn để nói lời xin lỗi".

Sau khi hình ảnh làm dấy lên sự bức xúc, tổng giám đốc của quán bar, Philip Blackwood, 32 tuổi, chủ sở hữu Tun Thurein, 40 tuổi, và quản lý Htut Ko Ko Lwin, 26 tuổi, đã bị bắt và hiện đứng trước cáo buộc tội xúc phạm Phật giáo - một tội phạm nghiêm trọng tại quốc gia Đông Nam Á. Blackwood đã bị từ chối bảo lãnh hôm thứ Năm (11-12), và một phát ngôn viên Bộ ngoại giao New Zealand nói rằng sự hỗ trợ đã được cung cấp cho gia đình của anh này.

VCH 2.jpg


Philip Blackwood bị cảnh sát Myanmar bắt giữ

"Điều này đã xúc phạm tôn giáo", một quan chức cảnh sát Myanmar nói với AFP. "Vì vậy, chúng tôi đã mở vụ án theo Đạo luật Tôn giáo. Chúng tôi sẽ khởi kiện. Đạo luật Tôn giáo cấm xúc phạm và các hành vi phá hoại chống lại tôn giáo cũng như các biểu tượng tôn giáo và quy định rằng những lời lăng mạ bằng văn bản là đặc biệt nghiêm trọng.

Việc bắt giữ người New Zealand không phải là người nước ngoài đầu tiên bị cáo buộc do thiếu tôn trọng đối với các giá trị Phật giáo trong một quốc gia Đông Nam Á.

Trong tháng Tư, một người phụ nữ Anh đã bị bắt và bị trục xuất khỏi Sri Lanka vì một hình xăm Đức Phật trên cánh tay.

Văn Công Hưng (Theo The Washington Post)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày