Rằm tháng Bảy đã về

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Rằm Tháng 7- ngày lễ của người Việt được giới tăng ni Phật tử gọi là ngày Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh....

Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát".

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Và thế là mỗi năm khi ngày này đến gần, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn hơn với công việc chuẩn bị cúng rằm nhớ ơn tổ tiên, lên chùa khấn cầu Phật phù hộ cho gia đình, cha mẹ được bình an phúc đức, tất bật chuẩn bị những mâm lễ cúng chúng sinh.

Mời các bạn một lần đến với không khí sát ngày rằm tháng Bảy trên những ngôi chùa, góc phố, ngôi nhà ở Hà Nội:

Không khí chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan ở chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Không khí chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan ở chùa Trấn Quốc - Hà Nội

Các phật tử không phân biệt tuổi tác đến chùa với lòng thành kính, thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành nhất

Các phật tử không phân biệt tuổi tác đến chùa với lòng thành kính, thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành nhất

Trong tiếng kinh cầu, tiếng chuông chùa văng vẳng, cảnh vật nơi sân chùa trở nên bình yên, thanh tịnh

Trong tiếng kinh cầu, tiếng chuông chùa văng vẳng, cảnh vật nơi sân chùa trở nên bình yên, thanh tịnh

Ngoài phố những gánh hàng bán vàng mã, bỏng ngô - một nét đặc trưng chỉ có ở rằm tháng 7 - xuất hiện khắp các góc chợ. Không khí Rằm tháng 7 đã về trên từng góc phố Hà Nội
Ngoài phố những gánh hàng bán vàng mã, bỏng ngô - một nét đặc trưng chỉ có ở rằm tháng 7 -  xuất hiện khắp các góc chợ.
Không khí Rằm tháng 7 đã về trên từng góc phố Hà Nội
Mâm cúng chúng sinh truyền thống ở một gia đình Hà Nội, mâm cúng đầy ắp cháo hoa, bỏng ngô, ngô khoai, những bộ mã chúng sinh nhỏ nhiều màu sắc. Sau lễ cúng các gia đình thường hóa vàng, rẩy muối gạo và phát lộc cho trẻ em trong ngõ.

Mâm cúng chúng sinh truyền thống ở một gia đình Hà Nội, mâm cúng đầy ắp cháo hoa,
bỏng ngô, ngô khoai, những bộ mã chúng sinh nhỏ nhiều màu sắc.
Sau lễ cúng các gia đình thường hóa vàng, rẩy muối gạo và phát lộc cho trẻ em trong ngõ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày