Sách mới: Tổng quan về giáo lý dòng Nyingma Cổ mật

Sách Tổng quan về giáo lý dòng Nyngma Cổ Mật - Hướng dẫn đọc Tứ pháp Bảo man
Sách Tổng quan về giáo lý dòng Nyngma Cổ Mật - Hướng dẫn đọc Tứ pháp Bảo man
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Mật tông Tây Tạng khi truyền ra thế giới vốn có một thiếu sót là người truyền đạt các lý luận, không thể phối hợp một cách có hệ thống với việc truyền pháp. Để khắc phục khiếm khuyết này, một số học giả đã tận tâm truyền dịch các sách luận về Mật tông Tây Tạng.

Trong những năm gần đây, Mật tông đã trở nên phổ biến, và một số học giả Mật tông cho rằng, Mật tông được gọi là Tối thượng thừa thì không cần học kinh điển Hiển tông, thậm chí còn cho rằng trong đời này có thể nhập đàn pháp Vô thượng Mật thừa rồi, thì nhiều đời sau đã chắc chắn có nhân duyên học tập Hiển tông nên kiếp này không cần học thêm về kinh luận Hiển tông.
Những ai giữ quan điểm này ắt hẳn nên có chút thay đổi khi đọc quyển sách này và nên biết rằng Kinh luận Hiển tông thực sự là nền tảng của Mật pháp .

Tuy luận này tương đối ngắn, nhưng đã giải thích ngắn gọn, đầy đủ và trọn vẹn từ Tiểu thừa và Đại thừa đến Mật thừa; trong Mật thừa thì giảng nói từ Ngoại mật đến Vô thượng mật; trong Vô thượng mật lại trình bày từ Sinh khởi thứ đệ đến Đại viên mãn, Thứ tự cửu thừa của Trường phái Ninh Mã đã bao hàm tất cả trong đây. Lấy Đại viên mãn và Đại viên mãn Kiến để quy kết nên nền tảng giáo lý và thực hành đều thuộc truyền thống phái Nyingma. Giáo nghĩa được trường phái Nyingma truyền thừa là các pháp môn không thể nghĩ bàn của Phật giáo Ấn Độ, trong Hiển tông đề cao Đại viên mãn Kiến (Đại Trung quán) làm cứu cánh còn trong Mật pháp đề cao Đại viên mãn Đạo làm cứu cánh.

Mật tông Tây Tạng khi truyền ra thế giới vốn đã có một thiếu sót, đó là người truyền đạt các lý luận, không thể phối hợp một cách có hệ thống với việc truyền pháp. Tình trạng này đã khiến một số học giả hiểu lầm và nghi ngờ về nguồn gốc của Mật pháp. Về sau, để khắc phục khiếm khuyết này, một số học giả đã tận tâm truyền dịch các sách luận về Mật tông Tây Tạng, nhưng các tài liệu dịch phần lớn được lấy từ phái Gelug (Hoàng giáo, dGe lugs), chưa chú trọng đến luận thuyết của phái Nyingma (Hồng giáo, rNying ma, phái Mật tông cổ truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng thế kỷ thứ tám)

Sách Tổng quan về giáo lý dòng Nyngma Cổ Mật - Hướng dẫn đọc Tứ pháp Bảo man do Thiện Tri Thức liên kết cùng NXB Tôn Giáo ấn hành

Sách Tổng quan về giáo lý dòng Nyngma Cổ Mật - Hướng dẫn đọc Tứ pháp Bảo man do Thiện Tri Thức liên kết cùng NXB Tôn Giáo ấn hành

Hiện nay, các bộ luận điển của giáo phái Gelug gợi cảm hứng cho việc nghiên cứu Trung luận (H. 中 論; Sa. Mūlamadhyamaka-kārikā) của Long Thọ, vì vậy lý luận Trung quán của “phái Tự Tục” (Svatantrika) và “phái Ứng Thành” (Prasangika) mới trở thành mục tiêu nghiên cứu của Trung Quán tông Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong Trường phái Gelug thì vẫn chưa đủ, vì lý luận Trung quán của trường phái Nyingma thực tế khác với lý luận của trường phái Gelug.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai trường phái đó là trường phái Gelug sử dụng lý luận của trường phái Ứng Thành làm liễu nghĩa, trong khi trường phái Nyingma lại sử dụng Kinh Lăng Già (Lankavatara), Luận Bảo Tính (Ratnagotravibhaga) và các kinh điển khác đưa ra “Như Lai tạng” (Tathagatagarbha) làm liễu nghĩa, và nó được gọi là “Liễu nghĩa Đại Trung quán”. Sự khác biệt này lại có sự liên quan với nhau rất lớn. Trường phái Nyingma thiết lập “Thứ tự Cửu thừa” dùng “Đại Trung quán” là giáo nghĩa cao nhất, cũng gọi là “Đại viên mãn kiến”. Độc giả sẽ tìm hiểu giáo lý Liễu nghĩa Đại Trung quán trong bản luận này .

Quý độc giả có nhu cầu thỉnh sách vui lòng liên hệ:

Tại Hà Nội:

1- Bạn Phương Minh: +84 82 2618888

2- Bạn Nguyễn Phương: 091 7835988

3- bạn Nguyễn Chi: 094 5200991

4- bạn Bảo Khang: +84 34 3322371

Tại TP.Hồ Chí Minh:

1- Bạn Việt Long: +84 91 6713931

2- Bạn Quế Như: 096 6528528

3- Bạn Trương Khuyên: 090 6836720

Tại Đà Lạt:

Bạn Bảo Châu: 098 2797245

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày