Sài Gòn chưa bao giờ cô đơn

Sài Gòn sẻ chia - Ảnh: TTO
Sài Gòn sẻ chia - Ảnh: TTO
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhiều người thầm lo khi Sài Gòn – TP.HCM bị bệnh. Nhưng những nỗi âu lo vẫn cứ khoáng đạt như đất và trời phương Nam hơn 300 năm qua vốn dễ thương và hữu hảo.

Những người hay "lý tưởng hóa" viết trên báo rằng đại dịch cũng là cơ hội cho chúng ta "sống chậm" hơn, yêu thương gia đình hơn. Nghe thì rất "nhân văn" nhưng có lẽ họ là một thế giới khác, họ đâu quan tâm rằng phần lớn người lao động không biết "sống chậm" là cái gì, bởi mỗi sáng họ phải lao ra đường kiếm sống. Và khi bị nhốt trong nhà, đồng nghĩa với... đói mau. Cuộc sống bị đảo lộn, nhà cửa chật hẹp, thất nghiệp, mất thu nhập nhưng tiền điện nước cũng phải trả, gạo thịt cũng phải mua... Không phải ai cũng có thể nhìn nhau thân thiện trong hoàn cảnh này, dù là vợ chồng con cái, nhất là những người lao động bình dân.

Hãy thử nghĩ, mỗi ngày TP.HCM thu ngân sách đạt 2.900 tỷ đồng. Nơi này tụ họp của không ít những bàn tay khối óc từ khắp nơi về đây để làm ra nó. Tiền thu ngân sách nào chẳng đi từ đóng góp sức dân, sức doanh nghiệp. Cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 bắt đầu vào giai đoạn mới, nhiều người lo sợ nhưng vẫn có đội ngũ y bác sĩ, những lực lượng vẫn miệt mài quên mình làm việc hết công suất để chống lại dịch bệnh.

Và ở khắp nơi, lại dấy lên những lời kêu gọi người người chống dịch, nhà nhà chống dịch, ngành ngành chống dịch. Tuy vẫn còn đó một vài cá nhân, nhưng sự chung sức đồng lòng của người dân khắp cả nước đã giúp cho quá trình chống dịch có những điểm sáng ngay trong thời khắc cao điểm nhất. Và lại như những đợt dịch trước, ở khắp nơi người người lại vận động, quyên góp để tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong tỏa, cho các cán bộ y tế và bệnh nhân đang điều trị tại các khu các ly.

Hàng ngàn những điểm phát cơm từ thiện, hàng ngàn những phiên chợ không đồng, những nhà hảo tâm đêm lại đến ngày len lỏi từng hẻm phố giúp những người khốn khó… người Sài bao dung và hào sảng như thế.

Sài Gòn đang giãn cách, nhưng lòng người không giăng dây - Ảnh: Nguyên Tài

Sài Gòn đang giãn cách, nhưng lòng người không giăng dây - Ảnh: Nguyên Tài

Các cán bộ y tế, bác sĩ đã động viên tinh thần người bệnh, đồng thời trợ giúp di chuyển đồ đạc đến các bệnh viện, khu cách ly. Mọi người đều trong tâm thế chủ động ứng phó với mọi diễn biến của dịch bệnh.

Người Sài Gòn, người từ nơi khác tới Sài Gòn rồi chọn đây là quê hương. Họ từ quê nhà tìm đến Sài Gòn, rồi ở lại. Cắm mặt làm, khó khăn không kể, chỉ biết lui cui làm, gom được cái gì quý, cũng gửi về. Người đã đến và ở lại đất này, là quen làm, làm ra quả ra trái, có đủ thời gian đâu mà ngẫm lại kẻ này tệ kẻ kia bạc, mà dẫu có đi chăng nữa, trong những ngày dịch bệnh giãn cách rảnh rỗi này, nghĩ cách làm gì để sống sót qua dịch, đặng sau dịch mà “khởi nghiệp” chốn an cư.

Nhiều người Sài Gòn có vẻ ngậm ngùi, tủi thân, trách cứ bởi “thành phố những ngày này đã có nhiều sứt mẻ”, bởi “rất ít những cánh tay đưa lên” để thăm hỏi, sẻ chia, nhưng chắc chắn cuối cùng thì rồi “Sài Gòn, thành phố sẽ vượt qua, sẽ lại vươn vai gánh gồng cho hết thảy”.

Những ngày gần đây, nhiều địa phương như Gia Lai hỗ trợ hàng tấn nông sản cho Sài Gòn, Hải Phòng hay Đà Nẵng, Quảng Trị gửi ngay hàng chục tỷ để hỗ trợ, Quảng Bình thông qua hệ thống siêu thị, tỉnh gửi tặng 20.000 suất ăn (trị giá 600 triệu đồng) cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thành phố đang trong các khu cách ly. Còn rất nhiều rất nhiều những tổ chức, cá nhân, nhân dân các địa phương khác đã và đang tìm mọi cách để giúp đỡ Sài Gòn.

Sài Gòn đang giãn cách, nhưng lòng người không giăng dây. Sài Gòn bệnh, nhưng Sài Gòn không bao giờ cô đơn.

Minh Ngọc

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày