Sai lầm thường gặp khi tự điều trị Covid tại nhà

Đội thăm khám bệnh nhân F0 tại nhà gồm 1 bác sĩ quân y, 1 bác sĩ trạm y tế và 1 tình nguyện viên mang theo túi đựng trang thiết bị, vật dụng y tế như: máy đo SpO2, kít test nhanh, khẩu trang, đồ bảo hộ... - Ảnh: Nguyễn Thuận
Đội thăm khám bệnh nhân F0 tại nhà gồm 1 bác sĩ quân y, 1 bác sĩ trạm y tế và 1 tình nguyện viên mang theo túi đựng trang thiết bị, vật dụng y tế như: máy đo SpO2, kít test nhanh, khẩu trang, đồ bảo hộ... - Ảnh: Nguyễn Thuận
0:00 / 0:00
0:00
Sử dụng toa thuốc không chính thống, dùng thuốc không đúng cách, đo nồng độ oxy trong máu sai cách... là những sai lầm thường gặp khi F0 điều trị tại nhà.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò Chức năng Hô hấp - Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, cho biết qua thời gian tư vấn điều trị cho F0 tại nhà, các bác sĩ phát hiện nhiều bệnh nhân có những quan niệm sai về bệnh, dẫn đến việc điều trị bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sử dụng chưa đúng hướng dẫn túi thuốc điều trị Covid-19 hay bình oxy...

Quá chủ quan hoặc lo lắng về bệnh

Theo bác sĩ Vinh, các thống kê cho thấy khoảng 70-80% bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, 20% có triệu chứng từ trung bình trở lên, 5% trở nặng.

Trên thực tế có hai trường phái đối lập. Một nhóm xem Covid-19 là nhẹ, chủ quan với bệnh. Đây thường là nhóm anti vắc-xin, xem Covid-19 là bệnh "nhẹ như cúm" nên không sợ, ít tuân thủ các nguyên tắc chống dịch. Đến khi mắc bệnh, những người này cũng chủ quan tự theo dõi tại nhà, chỉ khi diễn biến nghiêm trọng mới liên hệ nhân viên y tế, song tình trạng đã quá nguy kịch, không thể cứu được.

Trường phái còn lại lo sợ Covid-19 quá mức, hoang mang khi thấy nhiều người trẻ mắc Covid-19 không bệnh nền cũng tử vong. "Lo lắng thái quá sẽ dẫn đến stress, ảnh hưởng hệ miễn dịch. Ngoài ra, người mắc Covid-19 có tâm lý bất an hồi hộp dễ dẫn đến khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, sức đề kháng", bác sĩ Vinh cho hay.

Sử dụng thuốc không chính thống

Theo bác sĩ Vinh, việc sử dụng tùy tiện các toa thuốc lan truyền trên mạng xã hội như thuốc trị giun, thuốc kháng viêm ibuprofen, thuốc trị sốt rét, tynelol... có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh. Ví dụ thuốc kháng viêm có thể gây loét bao tử, lạm dụng tynelol có thể gây suy gan...

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ hay phê duyệt về những loại thuốc này trong điều trị Covid-19.

Sử dụng gói thuốc B quá sớm

Túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà bao gồm ba gói A, B, C, sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng. Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid và thuốc chống đông, đủ dùng trong ba ngày. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ.

"Gói thuốc này được sử dụng khi có triệu chứng sớm suy hô hấp như khó thở, thở hụt hơi, SpO2 dưới 95%... trong lúc chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ. Tuy nhiên nhiều người vì lo sợ nên đã sử dụng gói thuốc B quá sớm. Việc uống thuốc chống viêm quá sớm có thể gây ức chế miễn dịch sức đề kháng", bác sĩ Vinh nói.

Đo nồng độ oxy trong máu sai cách

"Nhiều người không tháo móng tay giả, lau sơn móng tay khi đo nồng độ oxy trong máu. Một số khác không xoa tay làm ấm trước khi đo khiến mạch máu co lại hoặc đo khi vừa leo cầu thang dẫn đến chỉ số SpO2 thấp, nên lo lắng hốt hoảng gọi nhân viên y tế", bác sĩ Vinh chia sẻ về các tình huống đo SpO2 sai cách.

Ngoài ra, theo bác sĩ, nhiều người đặt tay vào vị trí đo quá lỏng hoặc sai vị trí, khi vừa hiển thị số trên màn hình rút tay ra cũng dẫn đến kết quả sai. Việc lựa chọn thiết bị cũng rất quan trọng, cần lựa chọn nơi uy tín bán sản phẩm đảm bảo chất lượng, có thể test với những người đang khỏe mạnh để biết độ chính xác.

Sử dụng oxy sai cách

Theo bác sĩ Vinh, có hai nhóm sử dụng oxy sai cách. Một nhóm lạm dụng oxy vì nghĩ người bệnh Covid-19 thiếu oxy cần hỗ trợ sớm; nhóm còn lại sợ dùng oxy, sợ phụ thuộc bình oxy.

Với nhóm lạm dụng oxy, khi SpO2 ở 96-97% đã lo thở oxy. Việc sử dụng oxy quá sớm với người có bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ức chế hô hấp, khó thở. Nhóm còn lại sợ lệ thuộc bình oxy nên cố chịu, dẫn đến oxy bị tụt lại ngay.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Vinh, sai lầm phổ biến đối với F0 sử dụng bình oxy tại nhà là không biết ngưỡng oxy mục tiêu. Nhiều người bệnh mong muốn ngưỡng SpO2 của mình cũng đạt 99% như người bình thường nên khi thở oxy với tốc độ 1 lít/phút thấy oxy tăng lên 94% thì vặn lên 2 lít, 3 lít, 5 lít thấy đạt 98% vẫn muốn vặn tiếp lên 6 lít để được như bình thường.

"Việc tăng oxy lên cao đột ngột có thể dễ dẫn đến ngộ độc oxy, ngoài ra khi lưu lượng tốc độ oxy tăng nhanh quá có thể gây khó chịu cho người bệnh", bác sĩ Vinh lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày