Những lưu ý khi người lớn tuổi, bệnh nền tiêm vắc-xin Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Người tiểu đường, máu khó đông khi điều trị ổn định trong 3 tháng nên tiêm vắc-xin Covid-19 sớm để bảo vệ sức khỏe người thân, cộng đồng.

Theo PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: Người cao tuổi (trên 65 tuổi), thường mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý xương khớp, mắc các bệnh mạn tính như suy thận mạn... Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ trở nặng khi nhiễm Covid-19. Vì vậy cần tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt.

Những người có bệnh lý nền, đã điều trị ổn định từ 3 tháng thì có thể tiến hành tiêm ngay. Với nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền chưa ổn định, cần thăm khám bác sĩ để sàng lọc, kiểm tra trước khi chích ngừa. Bác bác sĩ sẽ khám, khẳng định lại tình trạng bệnh. Người dân nên yên tâm vì khi chích ngừa đều được tư vấn, theo dõi phản ứng sau tiêm.

Với những trường hợp người lớn tuổi có cục máu đông băn khoăn có nên chích ngừa vắc-xin Covid-19 hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, thông tin: Với người có cục máu đông, nếu nhiễm Covid-19, 15-20 % sẽ có cục máu đông. Vì vậy nên tiêm vắc-xin sớm để bảo vệ sức khỏe. Thực tế, Covid-19 tác động tới sức khỏe con người do virus tấn công phổi qua phản ứng viêm, thứ hai là có phản ứng tắc mạch. "Hiện tượng xuất hiện cục máu đông sau khi chích ngừa là triệu chứng dễ phát hiện sớm, không phải đùng một cái xuất hiện. Tuy nhiên, khi nhiễm Covid-19 thì người bệnh khả năng cao có cục máu đông ngay", ông Khanh so sánh.

Người lớn tuổi cần được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt -Ảnh: Quỳnh Trần
Người lớn tuổi cần được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt -Ảnh: Quỳnh Trần

Anh Công Trí (ngụ TP.HCM) thông tin, bản thân đang điều trị Thalassemia hàng tháng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Hai năm nay, anh không có chỉ định truyền máu, đang điều trị bằng thuốc. Vì thế, anh đang lưỡng lự việc tiêm vắc-xin. Bác sĩ Trần Quang Bính lý giải, Thalassemia mang tính di truyền, điều trị suốt đời. Bệnh không chống chỉ định tiêm vắc-xin Covid-19.

Nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng, người lớn tuổi, mắc bệnh nền sẽ được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện, có bác sĩ thăm khám và theo dõi cẩn thận khi chích ngừa.

Vắc-xin phòng ngừa tốt nhất là loại được tiêm ngừa sớm

Các chuyên gia cũng thông tin, trong giai đoạn hiện nay, vắc-xin phòng ngừa tốt nhất là loại được tiêm ngừa sớm nhất. Thực tế, các vắc-xin được sử dụng tại Việt Nam đều đảm bảo chất lượng, được WHO công nhận, đủ điều kiện sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp.

Đánh giá về tâm lý chờ loại vắc-xin mong muốn, chần chừ chích ngừa vì nghĩ bản thân ít ra khỏi nhà, bác sĩ Khanh cho biết, điều này rất nguy hiểm. Có hai đối tượng thường bỏ lỡ tiêm là người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Thực tế, đối tượng này có thể không ra khỏi nhà nhưng các thành viên trong gia đình vẫn đi lại, nguy cơ lây nhiễm vẫn cao. Phụ nữ mang thai chắc chắn phải đi khám định kỳ, không thể tuyệt giao với xã hội. Với tình hình hiện tại, rất khó nhận biết đâu là F0, việc tiếp xúc với người giao thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi đi chích ngừa cần tuân thủ quy tắc an toàn theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Khi đi tiêm, cần mang theo chai nước rửa tay. Trong thời gian dịch bệnh, gặp người quen cũng hạn chế nói chuyện, không uống nước chung, mang theo tấm chắn giọt bắn...

Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày. Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng khác cần liên hệ với cơ sở y tế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Phát triển bền vững là hành trình của lòng từ bi và sự tỉnh thức

GNO - Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng về nhiều mặt như hiện nay, Thiền sư Pomnyun Sunim, một nhà sư Phật giáo nổi tiếng của Hàn Quốc, đã tham gia hội thảo kéo dài 3 ngày tại Bhutan từ ngày 7 đến ngày 9-9-2024.

Thông tin hàng ngày