Sau chung thất cúng cơm hàng tháng được không?

0:00 / 0:00
0:00

GN - HỎI: Tôi có 2 câu hỏi mong được quý Báo hoan hỷ giải đáp: 1-Mẹ tôi mất ngày 14-2 (âm lịch) năm Canh Tý (2020). Do năm Canh Tý có nhuận hai tháng Tư, vậy sắp tới tôi nên cúng Tiểu tường và Đại tường cho mẹ vào ngày nào là đúng nhất? 2-Sau lễ Chung thất, tôi có được cúng cơm cho mẹ vào hàng tháng không? Nếu được là ngày nào?

(HUỲNH MAI, hmai010...@gmail.com)

khoinhang.jpg

ĐÁP:

Bạn Huỳnh Mai thân mến!

Theo phong tục dân gian Việt Nam, sau khi mất đúng 12 tháng là ngày lễ Tiểu tường, sau khi mất đúng 24 tháng là ngày lễ Đại tường. Như vậy, căn cứ vào số tháng để xác định hai ngày lễ Tiểu tường và Đại tường.

Trong trường hợp vào khoảng thời gian nói trên (12 hoặc 24 tháng) mà rơi vào năm nhuận thì ngày lễ Tiểu tường hay Đại tường phải điều chỉnh cho thích hợp với số tháng.

Như trường hợp của bạn, mẹ bạn mất ngày 14 tháng 2 (âm lịch) năm Canh Tý (2020). Vì năm Canh Tý nhuận có hai tháng Tư nên đúng 12 tháng sau, vào ngày 14 tháng 1 (âm lịch) năm Tân Sửu (2021) chính là ngày lễ Tiểu tường. Đúng 24 tháng sau, nhằm ngày 14 tháng 1 (âm lịch) năm Nhâm Dần (2022), chính là ngày lễ Đại tường.

Sau lễ Đại tường, các giỗ tiếp theo không tính tháng mà chỉ tính ngày, đó là ngày 14-2 âm lịch hàng năm. Dù có gặp năm nhuận hay không thì ngày giỗ ấy vẫn giữ nguyên, không thay đổi nữa. Trong trường hợp nhuận 2 tháng Hai thì ngày giỗ vẫn là 14-2 (không giỗ ngày 14-2 của tháng nhuận).

Về vấn đề cúng cơm cho hương linh, trước 49 ngày, hầu hết các gia đình mỗi ngày đều tùy duyên dâng cơm nước cho hương linh (có gì cúng nấy). Đặc biệt là tổ chức thỉnh Tăng cầu siêu, làm phước, cúng cơm trọng thể vào 7 ngày tuần thất. Sau 49 ngày (chung thất), thân quyến không còn dâng cúng cơm nước hàng ngày nữa, chỉ tùy duyên cúng hoa trái hương đèn mà thôi. Tuy nhiên, mỗi khi có quà bánh hay thức ăn ngon, con cháu nghĩ về ông bà cha mẹ cũng có thể dâng lên bàn thờ cúng trước, sau đó con cháu mới dùng.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày