“Sẽ điều chỉnh những thay đổi vào cuối năm 2013”

GN - Vừa qua, Trung ương Giáo hội đã ban hành Thông tư 043/TT.HĐTS ngày 1-3-2013 về việc dẫn thực hiện Hiến chương (sửa đổi lần thứ 5, với nhiều nội dung mới, xem công bố chính thức trên tuần báo Giác Ngộ từ số 681, ra ngày 23-2-2013). Phóng viên Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với HT.Thích Thiện Nhơn (ảnh), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN về việc áp dụng những nội dung thay đổi trong Hiến chương trong thời gian tới.

DSC_0044.JPG
HT.Thích Thiện Nhơn - Ảnh: H.D

Thông tư của Trung ương Giáo hội về hướng dẫn thực hiện Hiến chương GHPGVN, theo đó có sự thay đổi về các danh xưng của các cấp Giáo hội. Cụ thể thay đổi như thế nào, bạch Hòa thượng?

- HT.Thích Thiện Nhơn: Từ nhiệm kỳ VI trở về trước, các tỉnh, thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương có danh xưng là Ban Trị sự tỉnh, Thành hội Phật giáo. Qua các hội thảo, hội nghị góp ý sửa đổi lần thứ 5 Hiến chương GHPGVN, tuyệt đại các góp ý đều đề nghị thay đổi danh xưng và Đại hội VII GHPGVN đã thống nhất thông qua dự thảo sửa đổi danh xưng trong lần tu chỉnh này.

Theo Điều 29, Chương VI Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ 5), danh xưng của cấp tỉnh, thành hội trực thuộc Trung ương là: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố. Tại Thông tư 043/TT. HĐTS ngày 1-3-2013 hướng dẫn thực hiện Hiến chương (sửa đổi lần thứ 5) thì danh xưng được sử dụng thống nhất như sau:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH, THÀNH…
BAN TRỊ SỰ

Thí dụ:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BẮC GIANG
(viết tắt là GHPGVN TỈNH BẮC GIANG)
BAN TRỊ SỰ

Đối với Ban Đại diện Phật giáo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện), từ nhiệm kỳ V trở về trước thì Ban Đại diện là cấp trung gian giữa Ban Trị sự và tự viện, Tăng Ni, Phật tử, chưa phải là cấp hành chánh thứ 3 của Giáo hội. Nhiệm kỳ VI (2007-2012), Hiến chương Giáo hội được sửa đổi lần thứ 4, Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện được công nhận là đơn vị hành chánh thứ 3 của Giáo hội.

Để thống nhất danh xưng trong hệ thống Giáo hội, tại các hội thảo, hội nghị góp ý sửa đổi lần thứ V Hiến chương GHPGVN, tuyệt đại các góp ý đều đề nghị thay đổi danh xưng và Đại hội VII GHPGVN đã thống nhất dự thảo sửa đổi danh xưng trong lần tu chỉnh này.

Như vậy, theo Điều 37, Chương VII Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ 5), theo Thông tư 043/TT. HĐTS ngày 1-3-2013 hướng dẫn thực hiện Hiến chương (sửa đổi lần thứ 5) thì danh xưng của Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện được đổi thành Ban Trị sự và danh xưng được sử dụng thống nhất như sau:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN, HUYỆN, THỊ...

Thí dụ:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN ĐỐNG ĐA
BAN TRỊ SỰ

Thí dụ:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN PHONG ĐIỀN
BAN TRỊ SỰ

Thí dụ:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP. BIÊN HÒA
BAN TRỊ SỰ

Các tiêu đề, bảng hiệu, hình thức ký trên văn bản cũng sẽ thay đổi, cụ thể thay đổi như thế nào?

- Theo Thông tư 043/TT. HĐTS ngày 1-3-2013, hướng dẫn thực hiện Hiến chương (sửa đổi lần thứ 5) của Ban Thường trực HĐTS thì tiêu đề, bảng hiệu, hình thức ký trên văn bản được quy định và sử dụng thống nhất như sau:

* Cấp tỉnh, thành phố:

- Tiêu đề văn bản:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH/THÀNH PHỐ…
BAN TRỊ SỰ

Biểu mẫu áp dụng:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN TRỊ SỰ
Số: …/…/BTS
V/v …

- Bảng hiệu:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH/THÀNH PHỐ…
BAN TRỊ SỰ

Biểu mẫu áp dụng:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP.HỒ CHÍ MINH
BAN TRỊ SỰ
Chùa Ấn Quang
Số…, phường… quận…
ĐT: …, FAX: … Email: …

- Hình thức ký:

TM.BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH/THÀNH PHỐ
Trưởng ban

Biểu mẫu áp dụng:

TM.BAN TRỊ SỰ GHPGVN TP.HÀ NỘI
Trưởng ban

* Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

- Tiêu đề văn bản:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN, HUYỆN , TX , TP…
BAN TRỊ SỰ

Biểu mẫu áp dụng:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN ĐỐNG ĐA
BAN TRỊ SỰ
Số: …/…/BTS
V/v…

- Bảng hiệu:

 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN, HUYỆN , TX , TP…
BAN TRỊ SỰ

Biểu mẫu áp dụng:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUẬN ĐỐNG ĐA
BAN TRỊ SỰ
Chùa …
Số …đường … phường …
ĐT: … , FAX: … Email: …

- Hình thức ký:

TM.BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ…
Trưởng ban

Biểu mẫu áp dụng:

TM.BAN TRỊ SỰ GHPGVN QUẬN ĐỐNG ĐA
Trưởng ban

 Để tiện trong vấn đề hành chánh, nhiều người thắc mắc về việc nội dung của khuôn dấu hiện tại không thống nhất với danh xưng theo Thông tư hướng dẫn? Vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?

- Danh xưng đã thay đổi, đương nhiên khuôn dấu phải thay đổi theo. Vấn đề này sẽ được bàn bạc tại Hội nghị Ban Thường trực HĐTS 6 tháng đầu năm 2013. Sau Hội nghị, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Giáo hội sẽ liên hệ các cơ quan chức năng, Bộ Công an để xin khắc và đổi khuôn dấu mới theo quy định của Hiến chương GHPGVN. Khi được cơ quan Nhà nước chấp thuận, Trung ương Giáo hội sẽ hướng dẫn cho Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập thủ tục đăng ký với PC13 Công an tỉnh, thành phố để khắc và đổi khuôn dấu mới. 

 Xin Hòa thượng cho biết thời gian để điều chỉnh tất cả những thay đổi trên ấn định trong thời gian bao lâu thì kết thúc?

- Theo tinh thần Thông tư số 043/TT. HĐTS ngày 1-3-2013, đối với các tỉnh, thành hội sẽ cố gắng kết thúc vào cuối năm 2013; đối với Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất.

Theo Hiến chương, Giáo hội sẽ thành lập thêm ba Ban chuyên môn mới, đó là Ban Thông tin - Truyền thông, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát. Bạch Hòa thượng, cho đến nay, việc tiến hành trình tự các thủ tục thành lập diễn ra như thế nào? Bao giờ các Ban này mới chính thức ra mắt?

Về việc thành lập thêm 3 Ban mới, trong đó chỉ có 1 Ban Thông tin - Truyền thông được xem là mới. Còn 2 Ban: Pháp chế và Kiểm soát chỉ là nâng cấp từ Ủy viên lên thành Ban.

Hiện nay, Trưởng ban của 3 Ban này đang chuẩn bị cơ cấu nhân sự theo số lượng quy định của Giáo hội là 67 thành viên. Vị Trưởng ban của 3 Ban mới đang dự thảo Nội quy hoạt động để trình Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua vào cuối tháng 6-2013. Thời gian ra mắt các Ban mới do Trưởng ban đó ấn định, sau khi Hội nghị Ban Thường trực HĐTS thông qua và Hòa thượng Chủ tịch HĐTS ký quyết định chuẩn y.

Chân thành cảm ơn Hòa thượng!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày