“Siêu thị 0 đồng” của chùa Diệu Ngộ giúp người dân trở về từ các tỉnh phía Nam

0:00 / 0:00
0:00
GNO - "Siêu thị 0 đồng" của chư Tăng chùa Diệu Ngộ (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đã được triển khai đưa vào hoạt động nhằm chia sẻ, hỗ trợ thiết thực cho người dân từ các tỉnh thành phía Nam trở về quê.

Ngày 10-10, chùa Diệu Ngộ đã tổ chức "Siêu thị 0 đồng" bên quốc lộ 1A, xã Lộc Tiến với nhiều mặt hàng như: mũ bảo hiểm, áo mưa, xăng, bánh kẹo, sữa, trái cây, trứng gà, giày dép, túi xách, áo, quần… nhằm giúp đỡ người dân đi xe máy về các tỉnh miền Trung và phía Bắc.

"Siêu thị 0 đồng" chùa Diệu Ngộ đi vào hoạt động từ chiều tối 11-10

"Siêu thị 0 đồng" chùa Diệu Ngộ đi vào hoạt động từ chiều tối 11-10

Bên cạnh đó, nhà chùa còn phục vụ những bữa ăn nhanh tại chỗ cho người dân.

Trước đó, thông qua Công an tỉnh, Đại đức Thích Thiện Mỹ, trụ trì chùa Diệu Ngộ đã trao tặng anh Đỗ Xuân Tưởng (sinh năm 1977, trú tại xã Tường Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) một chiếc xe máy để gia đình anh tiếp tục hành trình về quê do chiếc xe của anh đã bị hư hỏng. Ngoài ra, anh còn được chùa hỗ trợ tiền và các nhu yếu phẩm khác.

Đại đức Thích Thiện Mỹ trao xe máy cho anh Đỗ Xuân Tưởng để có phương tiện về quê

Đại đức Thích Thiện Mỹ trao xe máy cho anh Đỗ Xuân Tưởng để có phương tiện về quê

Theo Đại đức Thích Thiện Mỹ, chùa đã kêu gọi Tăng, Ni, Phật tử và người dân quyên góp nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ bà con đang trên đường về quê. Chỉ trong một ngày kêu gọi, chùa đã quyên góp được một khối lượng lớn nhu yếu phẩm. "Sự hưởng ứng tích cực này của mọi người đã góp phần lan tỏa yêu thương trong cộng đồng", Đại đức Thích Thiện Mỹ chia sẻ.

Được biết, từ ngày 1-10 đến nay, chùa Diệu Ngộ đã trao gần 10 ngàn suất ăn nhanh miễn phí, mỗi suất ăn có giá trị từ 25.000 đồng - 30.000 đồng hỗ trợ người dân trên đường về quê.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày