Sinh viên yêu thơ nghe chia sẻ về thơ thiền

GNO - Thêm lần nữa, nhà thơ Trần Lê Khánh - chủ nhân của các tập thơ phảng phất hương thiền như "Dòng sông không vội", "Ngày như chiếc lá", "Lục bát múa" đã giao lưu, chia sẻ về thơ, về việc sống tĩnh lặng để thơ bay vào đời với các bạn trẻ, sinh viên.

a tho 2.jpg


Buổi giao lưu có các bạn thơ như Trần Huy Minh Phương, Nguyễn Hồng Vân...

Theo đó, buổi giao lưu sáng nay, 19-1 tại một góc quán cà phê ở Q.1 (TP.HCM) với các bạn trẻ trong hai câu lạc bộ văn-thơ trẻ gồm Cây bút trẻ (ĐH KHXH&NV TP.HCM) và Sách & đời (ĐH Sư phạm TP.HCM) đã được diễn ra khá thú vị trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Ở đó, các bạn trẻ đã hỏi nhà thơ về bài thơ đầu tiên, những cảm nghiệm về thơ và sống với thơ trong cuộc sống hằng ngày khi tác giả Trần Lê Khánh vốn xuất thân từ dân kinh tế. Anh Khánh chia sẻ, trong "nghịch cảnh" anh đã làm thơ và ngộ ra rằng, cái quan trọng là chất thơ. Anh nói về hành trình thơ cũng giống như hành trình sống, mỗi người sẽ nhặt ra những viên kim cương, có khi trong hàng trăm, ngàn bài chỉ được một vài bài.

Dù viết nhiều, nhưng anh cho biết... chưa hài lòng về thơ của mình vì nó vẫn còn đâu đó cái ngã trong thơ. Theo Trần Lê Khánh, thơ hay là thơ mà một sự vật qua con chữ của nhà thơ thì ai và ở đâu cũng đều cảm nhận nó "như thật".

Nhà thơ không giấu giếm khi cho biết, trong thơ anh có chuyển tải triết lý Phật giáo vì anh cũng là người thực tập thiền và chia sẻ bài thơ anh thích nhất được đặt tên là My job: "trong ngôi đền của loài người/ em cầm bó đuốc/ lau sạch đêm".

a tho 1.jpg
Trần Lê Khánh chia sẻ với sinh viên yêu thích thơ văn về việc sống với thơ, thiền trong thơ

Từng có lần trả lời trên trang Tuổi trẻ báo Giác Ngộ, Trần Lê Khánh chia sẻ: "Với những hiểu biết của tôi thì hình ảnh Đức Phật là hình ảnh đẹp nhất mà tôi đã từng đọc được, từng thấy được và từng được nghe kể. Chính từ chiêm ngưỡng đó ra sự chiêm nghiệm và từ đó tôi đi vào con đường thiền. Nó là một cái gì đó yên lặng. Cái yên lặng tận cùng giúp mình cởi bỏ lớp đạo đức giả của mình ra, cái lớp thành kiến, sở tri kiến để chiêm nghiệm cái đẹp… Cái thiền giúp cho tôi tìm thấy sự yên lặng, không ồn ào mà chính cái ồn ào đó làm mình không thấy cái đẹp trong cuộc sống".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người tu gây tranh đấu, tạo bất hòa là vô trí

GNO - Trong các pháp thoại hay giao tiếp hàng ngày, Thế Tôn thường nói lời ái ngữ, phạm âm. Tuy nhiên, một vài trường hợp Ngài nghiêm khắc răn dạy, quở trách nặng nề: “Các ông là người ngu, si mê, vô trí”.
Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN

[Ảnh] Làng nghề làm lư đồng trăm tuổi tại TP.HCM

GNO - Khó có thể diễn tả được sự vất vả của các nghệ nhân các thế hệ đã bền gan nếm trải sự nhọc nhằn để gọt giũa, chạm khắc nên những chiếc lư đồng - vật phẩm thiêng liêng như cầu nối quá khứ và hiện tại, giữa những người đã khuất cùng với những người còn hiện hữu.

Thông tin hàng ngày