Sơ lược tiểu sử Hòa thượng Thích Tôn Thật (1934-2009)

GNO - Hòa thượng Thích Tôn Thật, thế danh Tiêu Hán, sinh năm 1934 tại xã Phụng An, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Chân dung Hòa thượng Thích Tôn Thật

Chân dung Hòa thượng Thích Tôn Thật

Thân sinh của Hòa thượng là cụ ông Tiêu Mao (năm 1960 cụ ông xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Tường, pháp hiệu Phước Quang) và cụ bà là Trần Thị Xưa (cũng xuất gia năm 1960). Hòa thượng là người con thứ trong gia đình có hai chị em.

Năm 1979, Hòa thượng nhận chân cuộc đời giả tạm, nối nghiệp cha xuất gia tu học với Hòa thượng Tăng Đức Bổn, được ban pháp hiệu Tôn Thật, thuộc dòng phái Tào Động đời thứ 54. Năm 1984, Hòa thượng thọ giới Tỳ-kheo tại Đại giới đàn Thiện Hoa, chùa Ấn Quang, Q.10. Từ năm 1985, Hòa thượng cùng với thân phụ là Hòa thượng Thích Phước Quang, Trưởng hệ phái Phật giáo người Hoa, Chánh đại diện Phật giáo Q.5 (nhiệm kỳ I, II) tích cực tham gia các phong trào Từ thiện xã hội do TƯGH, Thành hội Thành hội Phật giáo TP.HCM và địa phương phát động cho đến ngày về cõi Phật.

Năm 1988, Hòa thương làm trợ lý cho Hòa thượng Bổn sư - Tăng Đức Bổn - Trưởng hệ phái Phật giáo người Hoa (1988-2001), Chánh đại diện Phật giáo Q.5 nhiệm kỳ III. Trong giai đoạn này, với xu thế đổi mới của đất nước, Hòa thượng đã cùng chư tôn đức Phật giáo người Hoa tích cực triển khai nhiều hoạt động Phật sự, đặc biệt công tác Từ thiện xã hội luôn được Hòa thượng quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.

Với uy tín, đức độ và sự nhiệt tâm trong các mặt công tác, từ năm 1993 đến năm 2007, Hòa thượng được Thành hội Phật giáo TP.HCM, Tăng Ni, Phật tử Q.5 tín nhiệm bầu vào chức vụ Chánh đại diện Phật giáo Q.5 liên tục các nhiệm kỳ IV, V, VI. Trên cương vị này, Hòa thượng vận động và thực hiện có kết quả những công tác lợi đạo ích đời, nhất là lĩnh vực Từ thiện xã hội, chăm lo đời sống cho đồng bào diện chính sách, dân nghèo, người bất hạnh, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, cứu trợ thiên tai bão lụt, động đất v.v… với tổng trị giá trên 36 tỷ đồng.

Từ năm 1996 đến nay, Hòa thượng là Trưởng ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ và là Trưởng Chi hội Phật giáo thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM. Trên cương vị này, Hòa thượng đã vận động Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, các nhà mạnh thường quân tích cực hưởng ứng chương trình “Vòng tay nhân ái”, “Ngày vì người nghèo” do Mặt trận T.Ư, Mặt trận TP phát động để chăm lo cho người nghèo dưới nhiều hình thức với tổng trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng. Hòa thượng cũng đã vận động Phật tử nước ngoài đóng góp thuốc men để chữa trị cho dân nghèo, phụng dưỡng suốt đời 10 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại huyện Củ Chi, TP.HCM; cấp dưỡng hàng tháng cho người già neo đơn, thăm nuôi và tặng quà cho cha mẹ liệt sĩ hàng năm, trường tâm thần Thủ Đức, trại nuôi người già ở Bình Dương, trại phong ở Buôn Ma Thuột, trẻ em khuyết tật trường Tương Lai - Q.5, cấp học bổng cho học sinh nghèo, tặng máy siêu âm mắt cho Bệnh viện An Bình, v.v… với tổng số tiền trên 200 tỷ đồng.

Năm 2001, Hòa thượng được hệ phái Phật giáo người Hoa cung thỉnh giữ chức vụ Trưởng hệ phái. Ngài đã vận động giới Phật tử người Hoa tích cực tham gia các phong trào từ thiện tại địa phương nhằm tạo sự gắn bó giữa các chùa trong quận, khuyến khích Tăng Ni người Hoa theo học các trường Phật học, các lớp đào tạo giảng sư của Giáo hội. Năm 2002, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ V, Hòa thượng được suy cử Ủy viên Hội đồng Trị sự; năm 2007, là Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó ban Từ thiện xã hội TƯGH trong nhiều nhiệm kỳ. Ngài cũng đồng thời là Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM đặc trách Phật giáo người Hoa. Từ năm 2004 cho đến ngày viên tịch, Hòa thượng được cơ cấu Ủy viên UBTƯ MTTQVN, TP.HCM và Q.5; đại biểu HĐND Q.5 và phường 2, Q.5. Năm 2007, Hòa thượng được cung thỉnh vào Ban Chứng minh Ban đại diện Phật giáo Q.5.

Với những đóng góp to lớn trong công cuộc phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng 2 và hạng 3, Bằng Tuyên dương công đức của GHPGVN, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Chữ thập đỏ Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen của các tỉnh thành trong cả nước.

Theo định luật vô thường, Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 6 giờ ngày 1-8-2009, nhằm ngày 11-6-Kỷ Sửu, trụ thế 76 năm, hạ lạp 25 năm.

Sự viên tịch của Hòa thượng là một mất mát lớn cho GHPGVN, Thành hội Phật giáo TP.HCM, Ban đại diện Phật giáo Q.5, Phật giáo người Hoa và môn phong pháp quyến, để lại nhiều công trình và tâm nguyện còn dang dở. Công đức, đạo hạnh và tấm lòng nhân ái của Hòa thượng sẽ mãi soi sáng trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày