Sơn La: Tịnh xá Ngọc Đức (BR-VT) khởi công xây dựng lại cây cầu sau bão số 3 tại bản Giạng Phổng

Lễ động thổ xây dựng cầu tình thương tại bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, H.Mường La, tỉnh Sơn La
Lễ động thổ xây dựng cầu tình thương tại bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, H.Mường La, tỉnh Sơn La
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 5-10, Ban Từ thiện tịnh xá Ngọc Đức (TP.Vũng Tàu, BR-VT) đã cung thỉnh chư tôn đức chú nguyện động thổ xây dựng cầu tình thương tại Bản Pú Dảnh, xã Ngọc Chiến, H.Mường La.
Thực hiện nghi thức động thổ xây dựng cầu tình thương

Thực hiện nghi thức động thổ xây dựng cầu tình thương

Tham dự lễ chú nguyện động thổ có Thượng toạ Thích Vĩnh Tế, Ủy viên Ban Pháp chế T.Ư, Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Thượng tọa Thích Nguyên Bình, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự tỉnh, Trưởng ban Trị sự TP.Bà Rịa cùng Tăng Ni Ban Trị sự tỉnh GHPGVN tỉnh, Ban Từ thiện tịnh xá Ngọc Đức và chính quyền, nhân dân địa phương tham dự.

Nhân chuyến cứu trợ lần thứ 2 đến các tỉnh thành miền Bắc, Ni sư Thích nữ Tiến Liên, Thủ quỹ Ban Trị sự tỉnh BR-VT, Ban Từ thiện tịnh xá Ngọc Đức đã đến bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, H.Mường La, tỉnh Sơn La khảo sát thực tế và cùng địa phương tổ chức động thổ xây dựng công trình cầu tình thương tại đây.

Công trình chính thức khởi công vào ngày 8-10-2024 để giúp bà con địa phương và học sinh thuận tiện trong sinh hoạt tăng gia sản xuất và học tập.

Chư tôn đức động thổ xây dựng cầu tình thượng tại bản Giạng Phổng

Chư tôn đức động thổ xây dựng cầu tình thượng tại bản Giạng Phổng

Được biết, cây cầu huyết mạch của địa phương làm bằng chất liệu thô sơ tại bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến do ảnh hưởng của cơn bão Yagi đã bị gãy và trôi trong cơn lũ lụt.

Dự kiến, cây cầu mới sẽ hoàn thành trong khoảng 1 tháng, với chi phí xây dựng dự toán khoảng 500 triệu đồng, do Ban Từ thiện tịnh xá Ngọc Đức tài trợ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày