Để lòng trắc ẩn hiện diện, hãy giảm stress cho chính mình - Ảnh minh họa
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Current Biology, cho thấy một loại thuốc chế ngự hormone stress làm tăng khả năng “cảm nhận nỗi đau của người khác”, được tiến hành trên cả người và vật thử.
Các chuyên gia nghiên cứu hiện tượng “lây lan cảm xúc của cơn đau” (emotional contagion of pain), nhân tố của sự đồng cảm dẫn đến khả năng trải nghiệm cơn đau của người khác.
Những nghiên cứu trước đây cũng đã tìm hiểu mối liên hệ giữa stress và sự đồng cảm (empathy). Ban đầu, trên vật thử, các nhà khoa học sử dụng một loại thuốc chế ngự hormone stress (stress hormone blocker) thì thấy các vật thử này có phản ứng đau giống như các vật thử đang bị đau khác. Và khi bị stress thì các vật thử này lại ít “đồng cảm” với các vật thử khác. Điều này cho thấy mối liên quan giữa stress và sự đồng cảm.
Bài test thứ đến mà các chuyên gia tiến hành là trên người. Các sinh viên kết cặp với một người bạn hoặc với một người xa lạ và được hỏi về đánh giá của họ khi người bạn còn lại cho tay vào nước đá. Khi các sinh viên được cho sử dùng thuốc khống chế hormone stress thì cho thấy có sự đồng cảm lớn hơn với người lạ qua mô tả, thể hiện cử chỉ điệu bộ, sắc thái mặt khi chứng kiến bạn mình cho tay vào nước đá.
Tác giả nghiên cứu Jeffrey Mogil, thuộc Đại học McGill (Montreal, Canada) cho biết: Kết quả này giải đáp bí mật của sự đồng cảm, và cho thấy nhân tố làm cản trở sự đồng cảm phát sinh giữa những người xa lạ với nhau. Đó chính là stress. Stress từ đời sống xã hội (social stress) là tác nhân đóng cửa sự đồng cảm giữa con người với nhau.
Suy rộng ra, kết quả nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của stress trong việc tác động đến phản ứng của chúng ta trước các tình huống, hoàn cảnh xã hội.
Đức Hòa (Theo Huffington Post)