Sử dụng công nghệ cao trong nghiên cứu tượng Phật

GNO - Một phòng thí nghiệm nghiên cứu của trường đại học Chiba đang ghi lại các dữ liệu 3D của các pho tượng Phật giáo và các tài sản văn hóa khác ở tỉnh Chiba. Công việc này nhằm mục đích tạo ra dữ liệu lập thể của các vật thể có thể bị đánh cắp hoặc hư hỏng.

Một vài động thái nhằm sử dụng dữ liệu 3D có thể giúp làm sống động các cộng đồng địa phương. Chẳng hạn, một ngôi chùa đã bắt đầu bán các mô hình thu nhỏ của các pho tượng Phật giáo của mình như quà tặng tâm linh và nghệ nhân khắc kim loại đã sử dụng dữ liệu để tạo ra quà lưu niệm.

DTMANAGE.000000020170328163150727-1.jpg


Giáo sư Akira Ueda và Hironobu Aoki hoan hỷ với dự án

Phòng thí nghiệm bắt đầu thu thập dữ liệu 3D sau khi giáo sư Akira Ueda, 50 tuổi, thuộc trường đại học kỹ thuật, đã đề xuất dự án cho những người có liên quan đến các ngôi chùa và những nơi thờ tự trong năm 2013.

Nhóm nghiên cứu đã đưa một máy quét cầm tay đến 10 địa điểm, bao gồm các ngôi chùa, am tự và viện bảo tàng lịch sử địa phương Kamogawa-shi Kyodo Shiryokan ở thị trấn Kamogawa thuộc tỉnh. Họ sử dụng máy quét để ghi lại dữ liệu 3D của khoảng 40 vật thể, chẳng hạn như những pho tượng Phật và chạm khắc bằng gỗ.

Hironobu Aoki, 25 tuổi, sinh viên của khóa học tiến sĩ bậc đại học, đóng vai trò dẫn đầu. "Dữ liệu cũng có thể hữu ích cho việc bảo quản, sửa chữa và phục hồi tài sản văn hóa. Tôi hy vọng nhiều người hơn sẽ nhận ra rằng những nỗ lực này đang được tiến hành, vì vậy chúng tôi có thể thu thập thêm dữ liệu".

Các sáng kiến để sử dụng dữ liệu 3D đã bắt đầu.

Chùa Komatsuji ở Minamiboso trong tỉnh có lịch sử khoảng 1.300 năm. Việc tái tạo các pho tượng Phật giáo Kisshoten và tượng Bishamonten được chế tác trong nửa sau thời Heian (từ 794 đến cuối thế kỷ 12) đang được sản xuất với một máy in 3 chiều và dữ liệu. Các hình thu nhỏ có chiều cao khoảng 2,5 cm.

Các bức tượng nhỏ được đặt trong các túi làm từ cotton Nhật Bản từ Kimitsu trong tỉnh và được du khách thỉnh như món quà tâm linh. Các túi này có sẵn tại chùa vào những dịp đặc biệt.

Hiroshi Deguchi, 50 tuổi, một thợ khắc kim loại và họa sỹ có trụ sở tại Tateyama thuộc quận, đã điều hành một phòng thu của họa sĩ tên là Tomigin. Ông đã sản xuất đồ trang sức bạc trên cơ sở thử nghiệm, dựa trên dữ liệu 3D của "A", một bức chạm khắc sư tử bằng gỗ tại chùa Konrenin ở Tateyama.

"A" được thực hiện bởi Goto Yoshimitsu, một trong hai nhà điêu khắc nổi bật trong vùng Awa - nay là phần phía nam của tỉnh Chiba - người chuyên về trang trí am tự và chùa chiền trong thời kỳ hiện đại đầu.

1024x1024.jpg


Món quà tâm linh - là những tượng Phật thu nhỏ - từ nguyên mẫu các pho tượng cổ ở chùa

Bức chạm gỗ thực tế cao 31 cm, rộng 48 cm và dày 31 cm. Deguchi đã sử dụng một máy in 3D để sản xuất một bản sao rộng khoảng 3 cm. Sau đó ông làm khuôn đúc bằng cách sử dụng bản sao và đổ bạc tráng vào đó để sản xuất các đồ thu nhỏ cho các vòng tay, mặt dây chuyền và nhẫn.

Sử dụng dữ liệu 3D cho các mục đích thương mại trong khi tạo ra một hệ thống có lợi cho tài sản văn hoá là một thách thức cho cả trường đại học Chiba và các trường khác.

Bảo tàng lịch sử địa phương ở Kamogawa gần đây đã tổ chức một cuộc triển lãm với các tác phẩm điêu khắc từ vùng Awa. Tác phẩm của Goto và Takeshi Ihachiro Nobuyoshi, nhà điêu khắc am tự nổi tiếng, được trưng bày cùng với bản sao 3D của tác phẩm của họ. Các sản phẩm của Deguchi cũng được trưng bày.

Văn Công Hưng
(theo The Japan News)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày