Sự trở vể của Lê Ký Thương

họa sĩ  Lê Ký Thương
họa sĩ Lê Ký Thương
Mọi tất bật, lo toan của  đời thường dường  như khép lại khi ta đối diện trước những tác phẩm hội họa của họa sĩ Lê Ký Thương. Bởi lẽ, ở đó người xem tìm thấy sự hiện hữu của tĩnh lặng, một cõi thiền tịnh trong sự nhiễu nhương của cuộc đời, và sự khát vọng được trở về với “bản lai diện mục” của chính tác giả.

Sinh ra trên mảnh đất xứ Trầm hương, quanh năm lộng gió với tiếng sóng vỗ thì thầm vào mỗi đêm trăng sáng. Tất cả những hình ảnh đẹp ấy đã tạo nên cậu bé Lê Ký Thương sớm có tư chất về hội họa. Và, cũng từ thuở hồn nhiên đẹp đẽ ấy, Lê Ký Thương lại kết duyên với cửa thiền trong sự hữu duyên vô định. Những buổi chiều trên đồi Trại Thủy (Học viện Hải Đức - Nha Trang) một thanh niên Lê Ký Thương lại cùng với các học Tăng trao đổi, đàm đạo về cái học của Thiền tông. Để rồi trong suốt thời gian hòa cùng cuộc sống, ông lại luôn nhắc nhớ những lời Phật dạy để làm hành trang khi bước vào đời.

Hội họa đến với ông cũng thật tình cờ, mà theo ông đó là một “duyên nghiệp”. Ông cũng chẳng nhớ mình bắt đầu vẽ tranh từ khi nào, mãi cho đến năm 1974, ông đã có cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Trung tâm Văn hóa Pháp - Đà Lạt. Từ năm 1998 đến năm 2009, ông  tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Phòng tranh Tự Do (Q.1, TP. Hồ Chí Minh). Hầu hết, các tác phẩm hội họa của họa sĩ Lê Ký Thương là tranh thiếu nhi. Ông vẽ bằng cảm xúc của người trở lại từ những ký ức xa xôi được thai nghén tự bao giờ. Những đứa trẻ chơi đùa bên bờ giậu, chăn trâu, thả diều trên cánh đồng, hay cảnh sinh hoạt vui chơi của các em thiếu nhi… đã lần lượt được ông miêu tả bằng tất cả niềm đam mê, trong sáng. Với ông, trẻ em là “tánh thiện”, là “sơ tâm” chưa bị nhiễm uế trược của trần ai. Có lẽ, chính vì sự khởi đầu đầy tính “sơ tâm” ấy đã tác duyên đưa ông trở về với chính mình “mà lâu nay không nhận ra vì mải mê vui chơi”. Để rồi hôm nay, với sự trở về bằng những tác phẩm hội họa gợi mở một cõi thiền - cõi trú an bình nơi ông đã thực sự tìm về. “Mỗi ngày tôi tập thiền bằng cách vẽ, giống như người ta ngồi thiền. Đơn giản vậy thôi. Tôi vẽ để tìm về tâm tôi. Tâm là nhà” - họa sĩ Lê Ký Thương bộc bạch.

thuongky-1.gif

Hành Thiền

thuongky-12.gif
thuong-ky-2.gif

Cúng dường

 Hơn 20 tác phẩm sơn dầu trưng bày triển lãm tại Gallery Tự Do số 53 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TP.HCM (mở cửa từ 10-10 đến hết ngày 19-10- 2009) như thể là một cuộc hành trình “vẽ để tìm về tâm tôi”. Ông đã bước đi trong buổi khởi đầu bằng chủ nghĩa biểu hiện để đến một phong cách tối giản biểu hiện như hôm nay, đó là một quá trình suy nghiệm của một người làm công tác nghệ thuật.

thuongky-3.gif

Đường về

thuongky-4.gif

Lạy tạ I

thuongky-5.gif

Lạy tạ II

thuongky-7.gif

Lạy tạ IV

Có thể nói, những bức tranh trưng bày tại phòng triển lãm họa sĩ Lê Ký Thương rất có hồn. Những bức tranh vừa có cái đẹp hữu hình vừa chất chứa một ngôn ngữ không lời sâu sắc. Ông gửi vào tranh tất cả những suy nghiệm và sự xúc cảm của mình, thể hiện bằng sự im lặng dịu dàng; đem đến cho người xem một cảm giác an lành, tĩnh lặng. Những gam màu trong tranh của Lê Ký Thương phảng phất như gió thoảng, hòa quyện chìm đắm trong không gian tĩnh lặng. Trong đó, người xem như tìm thấy sự yên bình, tạo niềm vui thị giác làm thăng hoa xúc cảm tinh thần. Những bức tranh như: Lạy tạ I, II, III, IV, V, VI, VII, Đường về, Quay về I, Chờ, Trầm tư, Phơi y, Cúng dường… đều cho thấy một hình thức nghệ thuật độc đáo mà giản dị. Có lẽ vì tính giản dị đó đã làm nên một Lê Ký Thương như ngày nay.

thuongky-8.gif

Lạy tạ VI

thuongky-9.gif

Lạy tạ VII

thuongky-10.gif

Phơi y

thuongky-11.gif

Quay về

thuonmhky-6.gif

Lạy tạ III

Ở các bức tranh Lạy tạ I, II, III và IV, như thể nói lên nỗi niềm của một người lầm lạc đang cố bước và “tùy duyên” đứng dậy để tiếp bước đi tìm lại căn nhà mà bao năm thất lạc. Tôi nhìn trong ánh mắt anh với lòng khao khát được trở về với chính mình: “Tôi tìm về nhà tôi sau bao năm lưu lạc. Tôi tìm về nhà tôi như con nhái bén trong ao sen, trong một sát na bất chợt nhận ra nhà mình không phải là chiếc lá sen quen thuộc mà chính là đóa hoa sen trước mặt, mà lâu nay không nhận ra vì mải mê vui chơi, nên mạnh dạn quay về”.

Có thể nói, thế giới riêng của Lê Ký Thương đầy ắp sự yên bình. Qua ngày tháng ông ung dung tận hưởng hạnh phúc khi bắt gặp “một chiếc lá rơi” để rồi ông “Lạy tạ lá khô rơi. Chết vui cho cành nảy lộc” (Lạy tạ II). Và rồi, ông lặng lẽ đưa vào tranh từng ý niệm được chắt chiu qua từng khoảnh khắc suy nghiệm từ cuộc sống, như thể cuộc hành trình trở về với chính mình...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày