Tai tiếng, thị phi không xa rời tâm Phật

Làm một công việc nhiều thị phi và tai tiếng, thế nhưng gương mặt sáng của sàn catwalk vẫn biết cách để giữ được một cái tâm thật tịnh.

Nói chuyện với Trương Thị May thật lạ. Nhắc đến những buổi tiệc này tiệc nọ, cô chỉ cười. Bàn chuyện mua mua sắm sắm, người đẹp lập tức lảng sang chuyện khác. Còn nhắc đến những thị phi trong làng thời trang thì cô gái gốc An Giang lại lắc đầu quầy quậy, cô nói mình không biết, không để ý.


Có lẽ, ngoài công việc thời trang mà nàng Á hậu 1 các dân tộc Việt Nam 2007 đang đam mê và theo đuổi, chỉ có hai chủ đề duy nhất khiến cô quan tâm, đó là làm từ thiện và đạo Phật. Đặc biệt, khi nói về Phật giáo, người đẹp dân tộc Khmer lại có rất nhiều điều để chia sẻ.

Mô tả ảnh.
Trương Thị May, người đẹp "lạ lùng"

Có cơ hội cùng May tham gia một Trại hè thanh thiếu niên với Phật giáo ở Lâm Đồng, người viết đã được nghe những câu chuyện, những kỷ niệm đặc biệt gắn liền với mái chùa, kinh Phật… của cô.


Ăn chay giúp cơ thể đẹp hơn


Từ nhỏ, tôi đã cùng mẹ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh. Hồi ấy, gia đình tôi nghèo lắm. Thấy mẹ ngày ngày phải tất tả lo cho gia đình nên mỗi khi cầu nguyện, tôi lại mong cho mẹ luôn khỏe mạnh.

Tôi nhớ, hồi ấy tôi đã được các Quý sư Khmer dạy ngồi thiền, rồi dạy tôi quỳ lễ Phật. Tuy nhiên, vì nhỏ quá nên cũng không rõ tại sao mình lại có thể thiền lâu đến vậy.

Cho đến bây giờ, dù đã lớn rồi nhưng hình ảnh những ngôi chùa có mái cong cao vút ở An Giang vẫn luôn in đậm trong trí nhớ tôi.

Mô tả ảnh.
Việc ăn chay giúp Trương Thị May có được một thân hình khỏe đẹp, tinh thần minh mẫn và sức vóc dẻo dai.

Cuộc hành trình khó quên về đất Phật

Tôi từng được nghe giảng nhiều về lịch sử Đức Phật Thích Ca, Thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, rồi xuất gia, tu hành khổ hạnh, thuyết pháp, độ sanh. Những câu chuyện này đã khiến tôi luôn ao ước được một ngày nào đó đặt chân lên đất Phật, được tận mắt chừng kiến sự vĩ đại của Đức Phật.

Và thật may mắn, cơ hội ấy cũng đến với mẹ con tôi vào đầu năm nay. Tôi đã được hành hương thăm đất Phật trong hai tuần cùng nhiều sư thầy, sư cô.

Mô tả ảnh.
May cùng mẹ trên đất Phật.


Tôi đã ghé thăm Bodhgaya, một trong những thánh tích của Phật giáo, nơi đức Phật thành đạo. Hàng năm, có cả ngàn lượt người từ khắp nơi trên thế giới về đây để tụng kinh, hành hương lễ bái. Mẹ con tôi cũng đã lưu lại trong vài ngày và hòa cùng dòng người tham gia lễ Phật, cầu nguyện. Trong khoảng thời gian ngắn ấy, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc và thanh thản vô cùng.

Tôi đã không thể cầm nước mắt, khi nhìn thấy hình hài Đức Phật còn đó qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử.

Cùng với đoàn, tôi và mẹ tiếp tục qua biên giới Nepal viếng thăm vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sanh. Tôi còn có cơ hội được ngồi thiền tại sông Hằng, phát quà cho những người nghèo…

Mô tả ảnh.
Ngồi thiền trên sông Hằng.

Xin phép sư phụ để đi thi hoa hậu

Sư phụ của tôi là Ni trưởng Thượng Huệ Hạ Giác, Trưởng ban từ thiện Phật giáo tỉnh Đồng Nai, viện chủ Quan Âm Tu Viện. Người là chứng minh đạo sư của trên 100 ngôi chùa trên đất nước Việt Nam.
Sư phụ yêu thiên nhiên cây cỏ, đặc biệt là phong lan. Người thường tự tay trồng rừng và khuyên dạy cho các hàng đệ tử trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường xanh, làm đẹp thắng cảnh tòng lâm và quê hương đất nước. Hiện, sư phụ cũng đang trực tiếp chỉ đạo trồng và chăm sóc trên 700 hecta rừng ở nhiều nơi: Lâm Đồng, Lộc Ninh, Long Thành - Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Mô tả ảnh.
Là một phật tử, Trương Thị May thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.

Thật may mắn, tôi được là một trong hàng ngàn đệ tử ăn chay trường, sống và làm theo lời Phật dạy của sư phụ với pháp danh Tâm Lạc. Có thể nói, với sư phụ, tôi kính yêu, tin tưởng và tuyệt đối vâng lời.

Năm tôi 18 tuổi, khi được giới thiệu tham dự cuộc thi hoa hậu qua ảnh của báo Phụ nữ thế giới, sư phụ là người đầu tiên mà tôi thỉnh ý kiến. Nghe xong chuyện, người cười và nói: “Con đi thi hoa hậu nhưng không đạt giảI hoa hậu đâu, á hậu thôi.” Không ngờ, những lời sư phụ nói đều đúng cả.

Có lẽ, cả đời này, tôi sẽ không bao giờ quên những bài học sư phụ đã dạy. Và điều làm tôi nhớ nhất là câu mà sư phụ từng nói: “Con ơi, làm gì thì làm, nhưng phải là người có đạo đức và nhân cách con nhé. Nếu không có đạo đức và nhân cách, cho dù con có thành công đến đâu con cũng không giúp ích gì cho xã hội.”

Cho đến bây giờ, trong mỗi việc mình làm, trong cuộc sống của mình, tôi luôn mang theo và khắc ghi lời dạy đó của sư phụ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày