“Tắm rừng” giúp chữa lành & tạo hạnh phúc

GN - Tôi có nhóm bạn, mỗi khi được nghỉ lễ, thường rủ nhau về rừng. Ở đó, mỗi người làm gì tùy thích. Có đứa nằm dưới những tán cây cổ thụ thả lỏng người; có đứa mở những bài pháp và im lặng nghe; có đứa đi làm những món ăn có sẵn ở rừng cho mọi người. Và đêm tối hòa vào thanh âm của rừng núi, ai cũng thấy rừng bao la quá.

Tôi không lý giải được tại sao chúng tôi thích về rừng, mãi cho tới khi đọc được cuốn sách “Shinrin yoku - Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật”, tác giả là bác sĩ Qing Li, Phó Giáo sư Trường Y Nippon Tokyo - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về liệu pháp tắm rừng.

trangtre.1076.4...jpg


Shinrin yoku - Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật

Trong tiếng Nhật, shinrin là rừng và yoku là tắm, shinrin yoku có nghĩa là tắm trong môi trường rừng, đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan.

Chỉ đơn giản tìm một địa điểm phù hợp với mình, đừng mang theo điện thoại, đi bộ thong dong không chủ đích, lắng nghe cơ thể muốn đến đâu, lắng nghe tiếng chim hót và tiếng gió reo trên những tán lá, ngửi hương thơm của rừng, đặt tay lên thân cây hay nhúng đôi bàn chân xuống suối, ngả mình trên nền đất để tận hưởng tinh túy của rừng. Và khi giác quan được mở ra, chúng ta bắt đầu kết nối với thế giới tự nhiên, đó là lúc bạn bước tới hạnh phúc.

Bác sĩ Qing Li cho biết, vì cây rừng ngoài việc có hàm lượng oxy cao, không khí trong rừng còn vô cùng dồi dào phytoncide - là tinh dầu tự nhiên trong cây, tiếp xúc với tinh dầu này giúp phòng ngừa trầm cảm, lo âu, khơi dậy tâm trạng vui vẻ. Đặc biệt, khi đi bộ trong rừng, chúng ta cũng hít vào một số thành phần trong đất, vốn có tác dụng giúp tâm trạng vui vẻ hơn, giúp cơ thể và tâm trí khôi phục lại chức năng vốn có, đưa mỗi người về bản ngã chân thực của chính mình, giúp bản thân hạnh phúc.

Vốn dĩ “sức khỏe của rừng và sức khỏe của chúng ta luôn song hành với nhau”, nhận biết như vậy để mỗi người yêu rừng hơn, và trở thành những người bảo vệ rừng một cách đúng nghĩa, bác sĩ Qing Li chia sẻ.

Nhã An/ Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày