Tặng quà cho khu cách ly, chốt kiểm soát, hộ nghèo

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 14-7, Đại đức Thích Chơn Trí, chùa Hiếu Đức, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã đến 10 chốt kiểm soát dịch vùng biên giới Hồng Ngự và huyện Tân Hồng thực hiện công tác từ thiện.
Trao quà đến các chốt kiểm soát phòng Covid-19

Trao quà đến các chốt kiểm soát phòng Covid-19

Tiếp tục chia sẻ khó khăn với hộ nghèo, người khuyết tật neo đơn và khu cách ly, chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, ngày 14-7, Đại đức Thích Chơn Trí, chùa Hiếu Đức, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã đến 10 chốt kiểm soát dịch vùng biên giới Hồng Ngự và huyện Tân Hồng thực hiện công tác từ thiện.

Tại mỗi chốt, Đại đức Thích Chơn Trí trực tiếp trao tặng quà gồm: gạo, mì gói, cà phê G7, trứng gà-vịt và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.

Trước đó, ngày 13-7, Đại đức Thích Chơn Trí đã trao tặng 250 phần quà đến các trường hợp đang thực hiện cách ly tại khu cách ly ấp 1, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng. Mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng.

Trao quà đến người dân cách ly tại khu cách ly ấp 1, xã Thông Bình

Trao quà đến người dân cách ly tại khu cách ly ấp 1, xã Thông Bình

Tổng trị giá đợt trao quà trên 100 triệu đồng, do Đại đức Thích Chơn Trí vận động các Phật tử, mạnh thường quân hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày