Tết, kiên quyết không “ngả mặn”

GNO - Những người ăn chay vẫn kiên trì không “ngả mặn” trong những ngày Tết dù tập quán ăn thịt ngày Tết đã bám rễ từ rất lâu trong văn hóa dân tộc của người Trung Quốc.

Thịt gà và cá là hai loại thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền bởi gà và cá là biểu trưng cho sự may mắn và dư giả của người Trung Quốc. Vì thế, người Trung Quốc có truyền thống ăn gà và cá để cầu mong một năm mới nhiều may mắn và sung túc.

raucu.jpg

Những người ăn chay vẫn kiên trì không “ngả mặn”
trong những ngày Tết dù tập quán ăn thịt ngày Tết đã bám rễ từ rất lâu

Mặc dù chưa có thống kê chính thức nào về số người ăn chay tại Trung Quốc nhưng theo thông tin từ Đài Phát thanh Công cộng Quốc tế - một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận (vào tháng 7-2013) thì số người ăn chay tại Trung Quốc là khoảng hơn 50 triệu người, một con số lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, so với tổng dân số của Trung Quốc (khoảng 1,3 tỷ người) thì đây vẫn là con số khiêm tốn.

Chen Yuan, một học sinh phổ thông ở tỉnh An Huy đã ăn chay được hai năm. Ba mẹ cô chấp nhận cho con mình ăn chay vào những ngày thường nhưng “họ lấy làm không vui khi tôi không ăn cá, tôm và các loại thịt khác trong bữa cơm tối đêm giao thừa”. Nguyên nhân khiến cho cô quyết định ăn chay là khi xem các mẩu quảng cáo tuyên truyền bảo vệ đời sống hoang dã (trong đó có cá mập và gấu) qua việc không ăn các món làm từ vi cá mập và tay gấu. Các mẩu quảng cáo mang thông điệp “Không có người ăn thịt, sẽ không việc giết hại” thật sự gây ấn tượng với cô. Từ đó Chen Yuan trở thành người ăn chay. Bạn bè của cô ngày càng có nhiều người cũng chọn ăn chay, dù với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xu Zhian, bạn cùng lớp với Chen Yuan, cho biết việc ăn chay của cô được khởi phát từ việc thấy các ngôi sao giải trí quốc tế ăn chay như Thành Long, nữ diễn viên Natalie Portman. “Thật tuyệt với khi trở thành người ăn chay, vừa không sợ béo phì vừa có thể nuôi dưỡng lòng yêu thương”. Các bạn của Xu cũng bắt đầu ăn chay sau khi nuôi các loại thú cưng ở nhà.

Không như Xu và Chen, Liu Haiyan (người Thượng Hải) ăn chay vì cô là Phật tử. Theo cô, ăn chay có thể giúp cô thực hành được lời dạy của Đức Phật, hạn chế tối đa nỗi đau bị giết hại cho các loài vì nhu cầu ăn thịt của con người. Việc ăn chay của tôi đôi khi gây bất tiện một chút cho gia đình và bạn bè trong dịp lễ tết vì đa số họ đều rất thích ăn thịt. Nhưng rốt cùng, họ hiểu tôi và tôn trọng vì tôi là Phật tử.

Liu Haiyan cũng khuyến khích và thấy lạc quan vì số lượng người ăn chay ở Trung Quốc ngày càng tăng lên. Nhất là khi Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn nạn sương mù dày đặc, không khí có nhiều độc tố và các vấn đề môi trường khác. Do vậy, người dân nên xem lại lối sống của mình và phải nhận thức tốt hơn về môi sinh và đời sống hoang dã.

Theo thông tin từ một câu lạc bộ những người ăn chay thì ngày càng có nhiều người trẻ ăn chay. Họ là người có học vấn tốt, có lòng yêu thương dành cho động vật và môi trường.

Cuối cùng, đa số họ chia sẻ rằng dù có một vài bất tiện với gia đình và bạn bè khi ăn chay vào các dịp lễ lạc truyền thống nhưng họ vẫn sẽ kiên trì với việc ăn chay và hòa đồng với bạn bè, bằng nhiều cách khác, chứ không phải chỉ qua việc ăn uống.

Trần Trọng Hiếu (Theo Xinhuanet)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày