Thái Lan mùa An cư kiết hạ

Mùa An cư Kiết hạ là một nghi lễ có ý nghĩa không chỉ đối với các tăng sư mà cả với người dân Thái.

hái Lan là một quốc gia Phật giáo Tiểu thừa tiêu biểu. Với 95% dân số theo đạo Phật, Phật giáo là quốc giáo ở Thái Lan, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội và tinh thần của nhân dân.

Ở Thái Lan hàng năm có 3 lễ hội Phật giáo chính là: MakaBucha, VisakhaBucha, AsalahaBucha. Bên cạnh đó, còn có nhiều lễ hội liên quan đến Phật giáo như lễ hội hoa muồng vàng (tổ chức vào tháng 4 ở vùng Đông Bắc), Tết Songkran (tổ chức vào tháng Tư), lễ hội Khau Pănsả tổ chức sau MakaBucha đánh dấu bắt đầu mùa tu kín (vào Hạ) của các sư tăng, lễ rước nến diễn ra trước khi vào Hạ, lễ dâng hoa ở Saraburi (tổ chức vào 3 tháng tu kín trong mùa mưa của các tăng sư), Oọc Pănsả - lễ hội kết thúc ba tháng Hạ tu kín...

Mỗi lễ hội kỷ niệm một sự kiện khác nhau nhưng các lễ thức diễn ra ở chùa là tương tự như nhau.

Theo các tích Phật giáo, nghi thức nhập Hạ này được thực hiện ngay từ những ngày đức Phật còn tại thế. Việc làm này cũng có ý nghĩa tăng trưởng lòng từ khi hạn chế bước chân vô tình giẫm đạp lên những côn trùng sinh sôi nảy nở trong 3 tháng mùa mưa.

Mùa An cư Kiết hạ là một nghi lễ có ý nghĩa không chỉ đối với các tăng sư mà cả với người dân Thái. Mùa hè tới cũng là mùa mưa, kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10). Hạ là khoảng thời gian bắt buộc các sư tăng phải nhập thất (tu kín), tránh việc đi hành khất, giảng đạo hay ra khỏi chùa trong bất kỳ trường hợp nào.

Lễ vào hạ vừa được tổ chức ở Thái Lan trong 2 ngày 16-17/6 âm lịch (tức ngày 16-17/7/2011). Vào dịp này, người dân Thái Lan được nghỉ ngơi. Đây cũng là thời điểm không chỉ tăng, ni, phật tử mà đông đảo du khách đều muốn vãn cảnh chùa, cúng dường và cầu an cho gia đình.

Dưới đây là một số hình ảnh ngày Vào hạ 2011 ở Bangkok:

Đông đảo Phật tử và khách thập phương đều muốn đi lễ chùa dịp vào Hạ
Đông đảo Phật tử và khách thập phương đều muốn đi lễ chùa dịp vào Hạ
Giáy dép được bỏ ra trước khi vào chùa
Giáy dép được bỏ ra trước khi vào chùa
Chờ châm nến trước khi lễ bái, cầu nguyện
Chờ châm nến trước khi lễ bái, cầu nguyện
Các tín đồ, Phật tử khi vào chùa thường cầm theo 3 thứ để dâng cúng: hoa, nến đang cháy và một nén hương đang toả hương. Thông thường, nến, hoa được đặt ở ban thờ ngoài chùa.

Ban thờ được bày biện đơn sơ nhưng không kém phần trang trọng

Vào chùa chính chỉ thành tâm lễ Phật, niệm kinh, không tự bày hoa, thắp nến, bỏ công đức. Nến do nhà chùa đặt sẵn.
Vào chùa chính chỉ thành tâm lễ Phật, niệm kinh, không tự bày hoa, thắp nến, bỏ công đức. Nến do nhà chùa đặt sẵn.
Những tuần lễ vào Hạ là thời gian tĩnh tâm cầu nguyện, suy tưởng và thiền định đối với không chỉ các sư tăng mà còn với cả các tín đồ là người thế tục.
Rảy nước lên đầu, mặt cầu mong sự mát mẻ, tốt lành sau lễ chùa.
Rảy nước lên đầu, mặt cầu mong sự mát mẻ, tốt lành sau lễ chùa.
Buộc dải lụa cầu may trong chùa
Buộc dải lụa cầu may trong chùa
Ở một số chùa, sau khi lễ Phật, các phật tử và người dân thỉnh chuông cầu bình an, may mắn. Người ta cũng tin rằng âm thanh của chuông có thể làm sạch nơi linh thiêng.
Thật may mắn cho du khách nào có dịp thăm viếng, vãn cảnh chùa dịp vào Hạ ở Thái Lan. Ảnh chụp ở chùa Ngọc
Thật may mắn cho du khách nào có dịp thăm viếng, vãn cảnh chùa dịp vào Hạ  ở Thái Lan. Ảnh chụp ở chùa Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày