Thái Lan: Triển lãm nghệ thuật Phật giáo từ thời vương quốc Dvaravati

Thái Lan: Triển lãm nghệ thuật Phật giáo từ thời vương quốc Dvaravati

Từ ngày 14-8 đến ngày 9-10 năm 2009, tại viện Bảo tàng Quốc gia Bangkok, Ban văn hóa Nghệ thuật Thái Lan phối hợp với Đại sứ quán Pháp ở Bangkok long trọng tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt nói về nghệ thuật Phật giáo cổ.

Cuộc triển lãm tuyển chọn được 149 tác phẩm nghệ thuật của 12 bảo tàng viện trong cả nước. Những tác phẩm nổi bật nhất trong lần triển lãm này là bánh xe pháp luân, tranh tượng Phật, tượng thạch cao nói về chuyện tiền thân của Phật giáo, tượng khổ nhỏ và tượng bằng gỗ có liên quan đến văn hóa, nghệ thuật của Phật giáo.

Trong thời gian triển lãm, ban tổ chức luôn bố trí các chuyên gia nghệ thuật, giáo sư, phụ tá giáo sư thay phiên nhau giải thích ý nghĩa cho công chúng hiểu thêm về nền văn minh Dvaravati. Đặc biệt trong ngày khai mạc, có 2 bài thuyết trình nói về nền văn minh Dvaravati do hai giáo sư Pasuk Intaravuth và Kongkaew Veeraprachak diễn thuyết.

 Các tỉnh Nakhon Pathom, Ratchaburi và Suphan Buri được xem là chiếc nôi của nền văn minh Phật giáo Dvaravati, đã phát triển hưng thịnh từ thế kỷ thứ VI- XI (sau TL), sự ảnh hưởng của nền nghệ thuật này rất rộng lớn, chạy dài từ miền nam đến miền bắc Thái Lan và phát triển mạnh cho đến thế kỷ thứ XVI mới chấm dứt.

Ban tổ chức hi vọng rằng sau cuộc triển lãm này mọi người sẽ hiểu thêm nhiều hơn về các kiệt tác nghệ thuật Phật giáo lâu đời này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày