Thăm di tích tổ đình Giác Lâm và chùa Phước Hải trước ngày Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thanh tra

Tổ đình Giác Lâm, ngôi chùa đã hiện hữu hơn 300 năm trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định
Tổ đình Giác Lâm, ngôi chùa đã hiện hữu hơn 300 năm trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chùa Phước Hải (Q.1) là 2 ngôi chùa di tích trên địa bàn TP.HCM có lối kiến trúc đặc trưng, thu hút đông đảo du khách tham quan, lễ bái và nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa - nghệ thuật đặc trưng vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.

* Tổ đình Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744 do cư sĩ người Minh Hương - Lý Thụy Long phát tâm, sau đó thỉnh ngài Linh Nhạc - Phật Ý trụ trì chùa Sắc tứ Từ Ân về trụ trì. Tổ đình Giác Lâm trải qua 11 đời trụ trì. Chùa được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia năm 1988.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ "tam", một nét kiến trúc đặc trưng với các chùa và nhà cổ vùng đồng bằng Nam bộ xưa

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ "tam", một nét kiến trúc đặc trưng với các chùa và nhà cổ vùng đồng bằng Nam bộ xưa

Lưỡng long tranh châu thường được thấy nhiều trên các chùa, đình nếp xưa

Lưỡng long tranh châu thường được thấy nhiều trên các chùa, đình nếp xưa

Nhiều bức tượng có niên đại từ thế kỷ thứ XVII
Nhiều bức tượng có niên đại từ thế kỷ thứ XVII
Bộ tượng La-hán toát lên dáng vẻ uy nghiêm

Bộ tượng La-hán toát lên dáng vẻ uy nghiêm

Đặc biệt là 10 pho tượng Thập điện Diêm Vương...

Đặc biệt là 10 pho tượng Thập điện Diêm Vương...

... và tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện theo lối mỹ thuật điêu khắc xưa vẫn còn được giữ gìn thờ phụng

... và tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện theo lối mỹ thuật điêu khắc xưa vẫn còn được giữ gìn thờ phụng

Chùa đã trải qua 11 đời trụ trì từ ngài Linh Nhạc - Phật Ý; Tổ Tông - Viên Quang; Tiên Giác - Hải Tịnh... đều là những bậc cao Tăng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp hiển hưng Đạo pháp

Chùa đã trải qua 11 đời trụ trì từ ngài Linh Nhạc - Phật Ý; Tổ Tông - Viên Quang; Tiên Giác - Hải Tịnh... đều là những bậc cao Tăng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp hiển hưng Đạo pháp

Vườn tháp - nơi lưu dấu trác tích của các bậc Tổ sư đã giữ gìn và phát triển tổ đình 300 năm qua

Vườn tháp - nơi lưu dấu trác tích của các bậc Tổ sư đã giữ gìn và phát triển tổ đình 300 năm qua

Nhiều hoành phi...

Nhiều hoành phi...

... câu đối có giá trị vẫn được lưu giữ và bảo tồn

... câu đối có giá trị vẫn được lưu giữ và bảo tồn

Giác Lâm tự được treo tại chánh điện

Giác Lâm tự được treo tại chánh điện

Tấm bảng thông tin về năm thành lập và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh

Tấm bảng thông tin về năm thành lập và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh

Bảo tháp xá-lợi phía tay trái từ cổng tam quan đi vào

Bảo tháp xá-lợi phía tay trái từ cổng tam quan đi vào

Tổ đình Giác Lâm mỗi năm đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan

Tổ đình Giác Lâm mỗi năm đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan

Ngôi tổ đình vẫn yên bình giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp

Ngôi tổ đình vẫn yên bình giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp

Cổng tam quan dẫn vào tổ đình 300 năm tuổi

Cổng tam quan dẫn vào tổ đình 300 năm tuổi

Tổ đình Giác Lâm là trụ sở của Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Bình và Lớp Sơ cấp Phật học quận

Tổ đình Giác Lâm là trụ sở của Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Bình và Lớp Sơ cấp Phật học quận

* Chùa Phước Hải:

Chùa Phước Hải tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM

Chùa Phước Hải tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM

Chùa được xây dựng vào năm 1900 và lạc thành vào năm 1906, với diện tích khoảng 2.300 m2, theo thiết kế kiến trúc Trung Hoa

Chùa được xây dựng vào năm 1900 và lạc thành vào năm 1906, với diện tích khoảng 2.300 m2, theo thiết kế kiến trúc Trung Hoa

Ban đầu chùa có tên là Ngọc Hoàng, sau đó Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đổi tên thành chùa Phước Hải (1984)

Ban đầu chùa có tên là Ngọc Hoàng, sau đó Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đổi tên thành chùa Phước Hải (1984)

Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994, tại Quyết định số 2754/QĐ-BT

Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994, tại Quyết định số 2754/QĐ-BT

Đây là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, chiêm bái...
Đây là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, chiêm bái...
...cũng như thực hiện các nghi thức tâm linh cầu nguyện

...cũng như thực hiện các nghi thức tâm linh cầu nguyện

Hình ảnh người dân rót dầu cúng dường Đức Phật tại chùa Phước Hải
Hình ảnh người dân rót dầu cúng dường Đức Phật tại chùa Phước Hải
Bên trong chùa có 3 gian thờ bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng, xung quanh có các văn võ đứng hầu
Bên trong chùa có 3 gian thờ bao gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng, xung quanh có các văn võ đứng hầu
Bên trái là Bồ-tát Chuẩn Đề, còn bên phải là thờ Bắc Đế

Bên trái là Bồ-tát Chuẩn Đề, còn bên phải là thờ Bắc Đế

Quan Âm các
Quan Âm các
Khu vực điện thờ thập điện Diêm Vương, bao gồm Nhị vị Song Án, Mã tướng quân, Thành hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế. Trước đó là các bức tranh khắc diễn tả các hình phạt của địa ngục trên các tường

Khu vực điện thờ thập điện Diêm Vương, bao gồm Nhị vị Song Án, Mã tướng quân, Thành hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế. Trước đó là các bức tranh khắc diễn tả các hình phạt của địa ngục trên các tường

Một du khách đang thực hiện nghi thức lắc chuông cầu nguyện bình an trước bức tượng con ngựa bằng đá
Một du khách đang thực hiện nghi thức lắc chuông cầu nguyện bình an trước bức tượng con ngựa bằng đá
Khu vực hương án với tượng thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu nhỏ trong tư thế nuôi dạy trẻ nhỏ. Mỗi bà lo một việc như nắn tay, nắn chân, nắn đầu, rồi đến dạy trẻ tập đi, tập nói,… Rất nhiều người dân đến đây để cầu nguyện cho đứa con của mình
Khu vực hương án với tượng thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu nhỏ trong tư thế nuôi dạy trẻ nhỏ. Mỗi bà lo một việc như nắn tay, nắn chân, nắn đầu, rồi đến dạy trẻ tập đi, tập nói,… Rất nhiều người dân đến đây để cầu nguyện cho đứa con của mình
Chùa Phước Hải trải qua các đời trụ trì là Thiền sư Thích Huệ Ân, Thiền sư Thích Từ Quảng, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương (nguyên là Thành viên Hội đồng Chứng minh TƯ GHPGVN). Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Minh Thông

Chùa Phước Hải trải qua các đời trụ trì là Thiền sư Thích Huệ Ân, Thiền sư Thích Từ Quảng, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương (nguyên là Thành viên Hội đồng Chứng minh TƯ GHPGVN). Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Minh Thông

Được biết, chùa Phước Hải và tổ đình Giác Lâm là 2 ngôi chùa di tích đầu tiên tại TP.HCM chịu sự thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ ngày 10-4-2023
Được biết, chùa Phước Hải và tổ đình Giác Lâm là 2 ngôi chùa di tích đầu tiên tại TP.HCM chịu sự thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ ngày 10-4-2023

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày