Thành cổ Phụng Hoàng đẹp như tranh

“Trung Quốc tối mỹ đích tiểu thành” là câu ngạn ngữ xuất hiện từ thời vua Khang Hy triều đại Mãn Thanh, ca ngợi vẻ đẹp của thành cổ Phụng Hoàng. Chỉ nhìn những bức ảnh sơn thủy hữu tình, những ngôi nhà cổ soi bóng xuống dòng Đà Giang...thì ai cũng muốn được một lần đặt chân đến nơi đây.

Phụng Hoàng thành (hay còn gọi Phượng Hoàng thành) là một thành cổ nhỏ bé nằm ở tình Hồ Nam, Trung Quốc, với những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang. Từ xưa, Phụng Hoàng thành đã là nơi sinh sống của dân tộc Miêu, đến nay, cư dân của thành cổ này cũng chủ yếu là người Miêu.

Những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang
Những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang

Thành cổ Phụng Hoàng có lịch sử rất lâu đời, được bắt đầu được xây dựng từ thời nhà Đường (năm 686), đến thời Minh, Thanh, những ngôi đình, nhà cửa được xây dựng mở rộng hơn. Vào năm 1715, dưới thời vua Khang Hy nhà Thanh, thành cổ này hoàn thiện bốn cổng thành Đông - Tây - Nam - Bắc, tôn tạo vẻ đẹp nguy nga, cổ kính của tòa thành. Cũng từ thời gian này, Phụng Hoàng thành được biết đến như một thành nhỏ đẹp nhất Trung Quốc.

Phụng Hoàng thành được biết đến như một thành nhỏ đẹp nhất Trung Quốc
Phụng Hoàng thành được biết đến như một thành nhỏ đẹp nhất Trung Quốc
Thành cổ Phụng Hoàng đẹp như tranh ảnh 3
Chim phượng hoàng được xem là biểu tượng của thành phố này
Những cô gái Miêu bên dòng Đà Giang
Những cô gái Miêu bên dòng Đà Giang

Kể từ năm 2001, Trung Quốc mở rộng khai thác tiềm năng du lịch của Phụng Hoàng thành. Cuộc sống đời thường và phong tục tập quán của người Miêu cùng vẻ đẹp như tranh vẽ của tòa thành cổ trở thành tiêu điểm thu hút khách du lịch. Đến Phụng Hoàng thành, đi dạo bộ trên những con phố cổ, nghỉ đêm ngay tại những ngôi nhà dân, du khách sẽ cảm nhận được nét yên bình, êm ả và không khí trong lành của thị trấn nhỏ này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày