Thanh Hóa: Khảo sát khôi phục chùa Đồi Mai

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 29-4, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa do Đại đức Thích Tâm Minh làm trưởng đoàn đã đến thăm và khảo sát dự án khôi phục chùa Đồi Mai (chùa Nhâm Sơn) ở xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Qua khảo sát, Đại đức Thích Tâm Minh cho rằng, Đại đức trụ trì cần khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác định rõ ranh giới các khu vực, cắm mốc để tiện cho việc trùng tu khôi phục.

Tại buổi khảo sát, Ban Trị sự GHPGVN huyện Hậu Lộc cũng cho biết, tâm tư, nguyện vọng của Phật tử, nhân dân địa phương rất mong muốn được lãnh đạo tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh có sự quan tâm, sớm đầu tư xây dựng, tôn tạo lại ngôi chùa khang trang hơn để trở thành nơi thờ Phật, sinh hoạt văn hóa tâm linh cho bà con Phật tử cũng như du khách thập phương.

Đoàn khảo sát kiểm tra quy hoạch tổng thể chùa và thực địa bản đồ thửa đất

Đoàn khảo sát kiểm tra quy hoạch tổng thể chùa và thực địa bản đồ thửa đất

Chùa Đồi Mai (chùa Nhâm Sơn) là ngôi cổ tự có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Căn cứ vào một số hiện vật còn sót lại cho thấy chùa được xây dựng vào thời nhà Trần. Ngày 29-11-2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 16343/UBND-NN về việc chấp thuận cho Ban Trị sự GHPGVN huyện Hậu Lộc khôi phục chùa Đồi Mai.

Trên cở sở đó ngày 21-4-2020, UBND huyện Hậu Lộc ban hành Quyết định số 1200/QĐ-UBND về phê duyệt tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án chùa Đồi Mai trên tổng diện tích 24.000m2, trong đó đất xây dựng 3.241m2; còn lại là đất cây xanh, sân đường, bãi đậu xe...

Các hạng mục công trình bao gồm: đại hùng bảo điện, nhà Tăng, cổng tam quan, gác chuông, gác khánh, tháp chiêu ân…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày