Thanh Hóa: Tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn và húy kỵ lần thứ 13 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Đại Bi
Lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn và húy kỵ lần thứ 13 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Đại Bi
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 26-11, tại chùa Đại Bi (P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn và húy kỵ lần thứ 13 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm
Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm

Tham dự buổi lễ có Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; Thượng tọa Thích Tâm Minh, Phó ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; Thượng tọa Thích Tâm Hiền, Ni trưởng Thích Đàm Hòa, đồng Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh; chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trên toàn tỉnh và đông đảo tín đồ Phật tử...

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng, Ni cùng các đại biểu đã thực hiện các nghi lễ dâng hương, cầu nguyện quốc thái dân an; đồng thời cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức to lớn của Đức vua Trần Nhân Tông, vị vua anh hùng của triều đại anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ non sông bờ cõi Đại Việt.

Quang cảnh buổi lễ
Quang cảnh buổi lễ

Ở trên đỉnh cao danh vọng, ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời.

Vào những năm cuối đời, ngài đã chọn Ngọa Vân làm nơi “hóa Phật” vào ngày 1-11 ÂL (1308). Vì vậy, Ngọa Vân được tôn vinh là “thánh địa” của Thiền phái Trúc Lâm.

Cũng tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Tâm Định đã dâng lời tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ - người đã có nhiều đóng góp to lớn cho những thành tựu Phật sự chung của GHPGVN; là cầu nối giữa đạo với đời, giữa Phật giáo 3 miền: Bắc - Trung - Nam.

Thuận thế vô thường, ngài đã an nhiên thu thần viên tịch vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 26-11-2011 (2-11-Tân Mão); trụ thế 85 năm, 65 hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đại sư Thiện Hoa (1918-1973)

Vài điều liên hệ trong sự nghiệp của Đại sư Thiện Hoa ở Việt Nam và Đại sư Huyền Trang ở Trung Hoa

NSGN - Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho cộng đồng đó nói riêng và cả nhân loại nói chung.
[Video] Tiểu sử Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)

[Video] Tiểu sử Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)

GNO - Hòa thượng Thích Bửu Huệ đã hiến trọn cuộc đời thanh tu của mình cho chúng sinh và đạo Pháp. Hơn 40 năm không kể gian lao, chẳng từ khó nhọc, bằng tấm lòng từ bi vô ngã, bình đẳng vị tha, Ngài đã tận tâm trong sự nghiệp đào tạo Tăng tài và dẫn dắt tín đồ Phật tử bước theo con đường Chánh pháp.

Thông tin hàng ngày