Thành lập Ủy ban Phật giáo Hàn Quốc

GN - Một ủy ban mới đã được hình thành bởi các tổ chức Phật giáo và Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc nhằm theo dõi việc UNESCO công nhận các ngôi thiền lâm (ngôi chùa được xây dựng ở trên núi) truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc là những Di sản thế giới cho đến tháng 6-2018. Ủy ban này do tông phái Tào Khê lãnh đạo.  

Han-Quoc-1-550x368.jpg


Chùa Boriam, một trong những ngôi chùa được đưa vào danh sách đề cử

Các sáng kiến ​​để thúc đẩy việc công nhận di sản thế giới của UNESCO đã được Hiệp hội Thương hiệu Hàn Quốc thực hiện vào năm 2011. Cơ quan quản lý di sản văn hóa của Hàn Quốc bước đầu đã chọn bảy ngôi thiền lâm truyền thống trong số 45 ngôi thiền lâm để đăng ký vào danh sách dự kiến ​​của UNESCO trong năm 2013.  

Hiện có khoảng 29% dân số Hàn Quốc theo Phật giáo Đại thừa, và nước này là trú xứ của một vài trong số những ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại vùng núi non hùng vĩ nhất trên thế giới. Trong một báo cáo của CNN vào năm 2012, Cin Woo Lee nói rằng, trong số 20.000 ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc, khoảng 900 được xây dựng theo phong cách truyền thống. Lee cho biết thêm, nhiều ngôi chùa trong số những ngôi chùa truyền thống ấy có niên đại vài thế kỷ. 

Những tu viện Phật giáo cổ xưa không chỉ là địa điểm tôn giáo, mà còn là một phần của di sản văn hóa của đất nước. Điển hình như ngôi chùa Buseoksa ở Hangul, được xây dựng vào năm 676, là tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất ở Hàn Quốc hiện còn tồn tại.

Giám đốc Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc tại trụ sở chính của tông phái Tào Khê, Hòa thượng Hye-il, nói: “Những ngôi thiền lâm thật sự thể hiện bản chất của Phật giáo Hàn Quốc, trong đó bao gồm cả những yếu tố của Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nhưng chúng đại diện cho những đặc điểm của triết lý sống duy nhất của Hàn Quốc”.  

Kim Jin-sub, một nhà nghiên cứu thuộc Ban Văn hóa tại trụ sở chính của tông phái Tào Khê, cho biết: “Các ngôi thiền lâm của Phật giáo Hàn Quốc được biết đến với sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên - cảnh quan, con người, tạo thành một mối quan hệ bền vững”.  

Ký giả Sohn Ji-young cho biết thêm, tại các ngôi chùa đó, các pho tượng Phật, các bức tranh và những hiện vật được bảo quản kỹ lưỡng. Ngoài việc tiếp xúc với các cơ quan liên quan trong quá trình đăng ký danh sách, ủy ban mới được thành lập sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề và tiến hành nghiên cứu để chuẩn bị cho việc kiểm tra thực địa của UNESCO vào năm 2018.

Minh Phú (theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày