Thành phố Huế nô nức chuẩn bị mừng ngày Phật đản PL.2554 - 2010

(GNO): Năm nay, không khí Phật đản đã về rất sớm, ngày 3-4-Canh Dần thì chính thức khai mạc “mùa Phật đản” với việc khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo PL.2554 - 2010”.

Chỉ còn chưa thời gian ngắn nữa là đến ngày trăng tròn tháng Tư, ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, nhưng trong những ngày này, khắp nơi trên thành phố Huế đang tràn đầy không khí hân hoan, đón mừng “mùa Phật đản".

phatdan-1.jpg

“Mùa Phật đản” là chủ trương đúng đắn của Ban Trị sự THPG Thừa Thiên Huế, bởi năm nay, “Mùa Phật đản" đến rất sớm, từ những ngày cuối năm 2009 Ban Trị sự đã có những cuộc họp để bàn thảo chương trình “Mùa Phật đản”. Những buổi họp gồm có nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, tất cả đã cùng nhau bàn thảo một chương trình Phật đản sao cho vừa ý nghĩa sâu sắc mà vừa tiết kiệm. Vậy là chương trình đã thống nhất các nội dung vừa có tính kế thừa vừa có sự phối hợp lại vừa có nhiều điểm mới.

Trước hết là “Tuần Văn hóa Phật giáo 2010” với chủ đề Kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2554 và kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nọi. Như vậy là “Tuần Văn hóa Phật giáo 2010” đáp ứng được cả hai mục đích có sự hài hoà giữa đạo pháp và dân tộc, với các nội dung hoạt động gồm triển lãm cổ vật, diễn thuyết, chiếu phim, tọa đàm và văn nghệ...

phatdan-2.jpg

Chuơng trình “7 đóa sen vàng nâng gót tịnh" sẽ xuất hiện lại trên sông Hương với ý nghĩa là nhằm tạo thành biểu tượng của Phật đản Huế hàng năm, lễ rước Phật đi bộ từ chùa Diệu Đế lên đến chùa Từ Đàm trong im lặng và lung linh ánh nến thiêng liêng; chương trình diễu hành thuyền hoa trên sông Hương với sự tham gia của khoảng 50 chiếc thuyền hoa; không gian giới thiệu ẩm thực chay bằng nhiều ngôi nhà tranh tre, nhiều giàn bầu bí, mướp, ao hồ... Ban tổ chức sẽ giới thiệu với những người “thành phố” nét đẹp của làng quê Huế. Thiết trí 2 lễ đài chính tại Diệu Đế quốc tự và chùa Từ Đàm, chương trình biểu tượng Phật đản tại 2 đầu thành phố... Với nhiều hạng mục như thế cùng với yêu cầu của Ban Trị sự tạo nên một “mùa Phật đản” kéo dài từ mùng 3 đến rằm tháng 4 - Canh Dần nên từ những ngày đầu tháng 3 ÂL, các tiểu ban chức năng đã bắt tay vào triển khai.  

Mở đầu trong kế hoạch “Mùa Phật đản” là chương trình “Tuần Văn hóa Phật giáo”. Các bộ phận thực hiện sân khấu, không gian triển lãm cổ vật Thăng Long đã sớm triển khai tạo ra không khí sôi động đón mừng Phật đản trên đường phố Huế. Tiếp theo đó là bộ phận thực hiện 7 đóa sen vàng trên sông Hương cũng đã triển khai, mỗi ngày có đến vài chục Tăng, Ni sinh tại Trường Trung cấp Phật học, các sinh viên tại các trường đại học Huế cùng với nhiều kỹ sư cơ khí tham gia cắt may, dán, hàn gò rất sinh động và vui vẻ. Chương trình không gian giới thiệu ẩm thực chay quy tụ được nhiều nghệ nhân, sinh viên, đoàn sinh Phật tử cũng đã sớm triển khai ở tự viện, trường học, các đường phố đến góc chợ, lối xóm… Tất cả đã góp phần tạo lên một không khí rất hân hoan và háo hức lan ra cho tất cả mọi người.

phatdan-3.jpg

Trong các ngôi tổ đình, tự viện... nhiều họat động chuẩn bị đón mừng Phật đản của Tăng Ni theo đó cũng được triển khai. Các chú, các điệu đã bát đầu dán lồng đèn Phật đản, một bầu không khí vô cùng vui tươi và sôi nổi. Trên những đường phố, nhiều quầy bán hàng lưu niệm, kinh sách... đã treo lên những chiếc lồng đèn kiểu mới với nhiều màu sắc, nhiều lá cờ Phật giáo cũng đã được tung bay; trong các ngôi làng quê như làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, Bao Vinh những nhà nghề đã làm được hàng ngàn chiếc lồng đèn giấy truyền thống rất đẹp chờ ngày đưa lên phố phục vụ Phật đản.

Một điều vui nữa là trong các “mùa Phật đản” hàng năm, trên các đường phố Huế rợp bóng cây xanh lại xuất hiện những chiếc xe xích lô ba gác chở đầy lồng đèn hình hoa sen, trái ú, ngôi sao... lăn bánh đều đặn tạo nên một hính ảnh rất đẹp mà thân thương gợi cho quần chúng Phật tử Huế dẫu đang trăm công ngàn việc, dẫu đang say sưa trước những kiếm tìm cơm áo gạo tiền cũng phải bừng tỉnh liên nghĩ về một mùa Phật đản đang về trên quê hương cố đô Huế yêu dấu mà thành tâm sắp đặt công việc để đón mừng ngày Đản sanh của Đức Thích Ca Từ Phụ theo đúng tinh thần và truyền thống của người dân xứ Huế. Bởi đó mới là gia sản quý báu nhất, bền vững nhất, trường tồn nhất mà dân Huế có được.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày