Thêm 10.811 ca, Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19

Bên trong Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, nơi điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng
Bên trong Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, nơi điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối ngày 24-8, Bộ Y tế công bố 10.811 ca nhiễm mới gồm 14 ca nhập cảnh và 10.797 ca ở 43 tỉnh thành, tăng 531 ca so với hôm qua. 

Trong 10.797 ca trong nước gồm 4.017 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 228 ca), 6.780 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 759 ca).

Số ca nhiễm mới ghi nhận tại: TP.HCM 4.627 (tăng 376 ca), Bình Dương 3.628 (tăng 445 ca), Đồng Nai 799 (tăng 176 ca), Long An 393, Khánh Hòa 203, Đồng Tháp 162, Đà Nẵng 153, Tây Ninh 105, Tiền Giang 93, Cần Thơ 72, Hà Nội 66, Bà Rịa - Vũng Tàu 64, Kiên Giang 61...

Như vậy, hôm nay là ngày TP.HCM có số ca nhiễm cao nhất kể từ ngày 1-8 với 4.627 ca.

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 184.872, Bình Dương 77.053, Đồng Nai 19.110, Long An 18.586, Tiền Giang 7.836, Đồng Tháp 6.223, Bắc Giang 5.840, Khánh Hòa 5.712, Tây Ninh 4.229, Cần Thơ 3.647, Đà Nẵng 3.399, Bà Rịa - Vũng Tàu 3.105, Hà Nội 2.909, Phú Yên 2.501, Vĩnh Long 1.995, Bình Thuận 1.818, Bắc Ninh 1.817, Bến Tre 1.594, An Giang 1.416, Trà Vinh 1.145, Nghệ An 968, Kiên Giang 919, Sóc Trăng 835, Đăk Lăk 799, Ninh Thuận 672, Bình Định 572, Quảng Ngãi 544, Thừa Thiên Huế 448, Gia Lai 445, Quảng Nam 421, Hậu Giang 401, Hà Tĩnh 392, Bình Phước 371, Lâm Đồng 226, Lạng Sơn 180, Sơn La 162, Thanh Hóa 161, Bạc Liêu 100, Quảng Bình 96, Cà Mau 91, Quảng Trị 81, Hà Nam 72, Hải Phòng 27.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 365.153, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. Có 7.663 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 24-8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 162.279. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 706. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27.

Ngày 24-8, Bộ Y tế cũng ghi nhận 348 ca tử vong tại: TP.HCM 292 ca, Bình Dương 35, Đồng Nai 4, Đồng Tháp 3, Tiền Giang 3, Bà Rịa - Vũng Tàu 2, Sóc Trăng 2, các tỉnh An Giang, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế mỗi nơi 1 ca.

Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến ngày 24-8 là 9.014 ca, trong đó TP.HCM có 7.302 ca.

Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt để nghe báo cáo về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Dự báo dịch bệnh còn phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân, các lãnh đạo chủ chốt thống nhất phân công Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch (Ban Chỉ đạo); trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

Quyết định này nhằm đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi cả nước.

Ở cấp địa phương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

Trước đó, khi ca nhiễm Covid-19 bắt đầu được ghi nhận ở Việt Nam, ngày 30-1-2020, Thủ tướng quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu.

TP.HCM: Test nhanh 170.000 mẫu vùng cam, đỏ, phát hiện 6.000 mẫu dương tính

Người dân tự tay thực hiện lấy mẫu test nhanh cho chính mình theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Người dân tự tay thực hiện lấy mẫu test nhanh cho chính mình theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết đây là tuần rất quan trọng để thành phố bóc tách F0 trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong.

Trong ngày đầu, ngành y tế xét nghiệm được khoảng 170.000 mẫu (test nhanh, mẫu đơn), phát hiện hơn 6.000 mẫu dương tính. "Đây là tỷ lệ chấp nhận được vì vẫn thấp hơn tỷ lệ 5% theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới", ông Hưng nhận định.

Do triển khai khối lượng công việc lớn nên ngành y tế để người dân tự thực hiện test nhanh với sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thành phố cũng đã hướng dẫn qua 3 kênh: Đài truyền hình thành phố; Website của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các trung tâm y tế quận, huyện, TP; Tờ hướng dẫn cho người dân.

Khi thực hiện, người khó khăn trong tự lấy mẫu hoặc người lớn tuổi thì chỉ cần một người trong gia đình biết làm và hướng dẫn hoặc làm cho cả nhà.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày