Thêm một con kỳ đà được tặng cho vườn quốc gia

GNO - Ngày 28-8, trại thực nghiệm Trung tâm Bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) đã tiếp nhận một con kỳ đà núi, do ông Trương Thanh Hùng ngụ khóm An Thạnh A, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tự nguyện trao tặng.

Con kỳ đà núi này có tên khoa học là Varanidae, nặng trên 14 kg của ông Hùng mua nuôi. Do kỳ đà bị yếu do thiếu ăn nên ông Hùng mang tặng cho Vườn.

Ong Hoa dang CS Ky da nui tai Trai.JPG


Ông Hòa đang chăm sóc con kỳ đà núi vừa được người dân hiến tặng

Ông Đinh Hữu Hòa - phụ trách Trại thực nghiệm Trung tâm Bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, cán bộ trại thực nghiệm sẽ chăm sóc, cho kỳ đà ăn đầy đủ, phòng trị bệnh kịp thời… Đến khi kỳ đà khỏe mạnh sẽ tổ chức thả vào Vườn Quốc gia Tràm Chim theo đúng quy định.

Được biết, trước đó, Trại thực nghiệm Trung tâm Bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đã tiếp nhận và cứu hộ một con kỳ đà nước (có tên khoa học là Varanus salvator) nặng gần 2 kg, do một người dân ở thị xã Hồng Ngự trao tặng. Con kỳ đà nước cũng đang trong tình trạng suy nhược cơ thể. Sau 4 tuần chăm sóc, đến nay kỳ đà nước này đã phục hồi sức khỏe tốt, phát triển trên 2 kg…

Ky da nuoc dang duoc cuu ho tai Trai.JPG


Kỳ đà nước tiếp nhận trước đó nay đã khỏe mạnh, phát triển tốt

Vườn chuẩn bị thả kỳ đà này vào khu Ramsar Tràm Chim để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và quần thể các loài động vật hoang dã...

Trần Trọng Trung

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

Báo Giác Ngộ số 1308: Sắp xếp lại giang sơn

GNO - Ngày 1-7-2025 chúng ta bắt đầu nền hành chính 3 cấp, nếu chỉ tính chính quyền địa phương là 2 cấp (tỉnh và xã/phường). Trước những băn khoăn và cả nghi ngại về sự vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống mới, chúng ta thử phân tích về lý thuyết xem những gì là ưu và nhược điểm của cả hai hệ thống...

Bình minh châu thổ

Bình minh châu thổ

GNO - Cuộc gọi kết thúc, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng nói của một người chị ngoài miền Bắc xa xôi vẫn chưa có dịp đặt chân đến miền sông nước: “Chị nghe bảo, bây giờ, người ta không còn đi chợ nổi nhiều như xưa nữa, phải không em?”.

Thông tin hàng ngày