Thi tuyển sinh thạc sĩ Phật học

GNO - 256 thí sinh đăng ký vào khoá đào tạo chương trình thạc sĩ đầu tiên của Học viện PGVN tại TP.HCM.

Sáng nay 10-3, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã khai mạc kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ Phật học. HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, làm Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh; HT.Thích Đạt Đạo, Phó Viện trưởng đặc trách Tổ chức hành chánh; TT.Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Nội vụ; TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Kế hoạch và phát triển; TT.Thích Phước Đạt, Trưởng phòng Giáo vụ; ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó phòng Hành chánh-Đào tạo; ĐĐ.Thích Thiện Quý… cùng chư tôn đức Tăng Ni giáo thọ, giám thị của Học viện đã đến dự.

BTN_0002.JPG


Quang cảnh khai mạc kỳ thi tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ Phật học
đầu tiên của hệ thống Học viện PGVN

HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc buổi lễ. Hoà thượng đã động viên, sách tấn các thí sinh hãy tập trung để có được kết quả thi tốt nhất; đồng thời nhắn nhủ Tăng Ni phải song song với chuyên tập trì giới đã thọ, phải luôn trau dồi Định, Tuệ - hai yếu tố phát triển sở học sau này.

Được biết, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM  là một trong 4 học viện lớn đào tạo Tăng tài của cả nước. Theo đó, năm 2011 Học viện đã mở khóa thí điểm sau đại học lần đầu tiên với số lượng sinh viên trúng tuyển là 120 vị. Năm nay được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Học viện chính thức mở khóa đào tạo chương trình thạc sĩ Phật học niên khóa 2012-2014, với số lượng thí sinh đăng ký là 256 vị, trong đó có 20 thí sinh được tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hậu đại học của Học viện, 36 thí sinh được miễn thi ngoại ngữ.

BTN_0003.JPG

Hòa thượng Viện trưởng phát biểu khai mạc

BTN_0047.JPG

Đích thân Hòa thượng Viện trưởng đi kiểm tra các điểm trước giờ thi

BTN_0068.JPG
BTN_0071.JPG

Lần đầu tiên sau 30 năm thành lập GHPGVN, cơ sở đào tạo của Phật giáo trong nước
được Chính phủ chấp thuận cho đào tạo chương trình hậu đại học

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày