Thích nghe kinh

Thích nghe kinh

HỎI: Tôi hiện chưa quy y, thỉnh thoảng cũng có đi lễ chùa, nhưng đặc biệt là tôi rất thích nghe kinh Phật. Hàng ngày tôi hay nghe kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Địa Tạng. Tôi nghe kinh mọi lúc có thể như khi đi ô tô, lúc làm việc, đặc biệt là lúc đi ngủ tôi cũng nghe bằng tai nghe, hoặc mở nhỏ vừa đủ nghe từ khi ngủ cho đến sáng luôn. Tôi muốn hỏi nghe kinh như vậy có bất kính với Phật Tổ không? Một số người nói làm như thế thì nghiệp hôn trầm của tôi sẽ thêm nặng, có đúng không?

(TRUNG ANH, trunganh.tran@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Trung Anh thân mến!

Mặc dù hiện bạn chưa quy y, nhưng đã biết đi chùa lễ Phật, đặc biệt với sở thích nghe kinh Phật một cách say mê như thế chứng tỏ bạn có thiện căn sâu dày với Phật pháp.

Bạn nghe kinh gần như mọi lúc mọi nơi nếu có thể, là điều rất quý hóa. Kể cả việc nghe kinh trong lúc ngủ, thiết nghĩ trong tinh thần phương tiện thì cũng không có gì bất kính với giáo pháp. Đối với ý kiến cho rằng, việc nghe kinh trong lúc ngủ sẽ làm nghiệp hôn trầm thêm nặng, theo chúng tôi là thiếu cơ sở. Vì việc này chỉ có tính “tranh thủ” nghe kinh, nghe được chừng nào tốt chừng nấy, hoàn toàn khác với việc tụng kinh mà bị hôn trầm, buồn ngủ chi phối.

Người nghe kinh Phật thành kính và thường xuyên chắc chắn sẽ tích lũy nhiều thiện nghiệp, phước báo cho bản thân và gia đình. Bạn đã có tâm nguyện và sở thích nghe kinh tha thiết như vậy thì nên quy y Tam bảo và sống theo lời Phật dạy trong kinh để được lợi ích nhiều hơn.

Nghe kinh cũng là một pháp môn tu. Sẽ tốt hơn nếu nghe kinh rồi suy ngẫm nghĩa lý và ứng dụng thực tập trong đời sống hàng ngày.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày