Thông báo vận động cứu trợ đồng bào vùng Tây Bắc

GNO - Sáng nay, 27-6, HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM đã ấn ký Thông báo số 243/TB.BTS về vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt tại các tỉnh miền núi và vùng trung du Bắc bộ.


Click vào hình để nghe lời kêu gọi của HT.Thích Trí Quảng

Thông báo gởi đến chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc GHPGVN, BTS GHPGVN 24 quận, huyện, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện TP.HCM.

ANH BT (6).JPG

Chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai - Ảnh: Bảo Toàn

Theo đó, thông báo nêu rõ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ ngày 23-6-2018 đến nay, mưa to và lũ lớn đã gây thiệt hại nhiều về người và tài sản cho đồng bào tại một số tỉnh miền Bắc như: Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình…

Thực hiện lời kêu gọi chung của nhân dân toàn quốc, Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM đề nghị các Ban chuyên môn GHPGVN TP, BTS GHPGVN 24 quận, huyện, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện của Giáo hội… hãy cùng nhau chia sẻ sự tổn thất nặng nề về người và tài sản đến với những người dân đang gánh chịu những hậu quả của thiên tai, bão lũ vừa qua.

ANH BT (8).JPG

 BTS GHPGVN TP sẽ tổ chức đoàn thăm đồng bào ở vùng Tây Bắc - Ảnh: Bảo Toàn

Bằng tinh thần từ bi của người con Phật, quý Ban và chư tôn đức Tăng Ni hãy chung một tấm lòng đóng góp tịnh tài, tịnh vật gởi về Ban Thường trực BTS GHPGVN TP, để Ban Thường trực BTS GHPGVN TP trực tiếp tổ chức các chuyến cứu trợ đến tận nơi đã xảy ra thiên tai, bão lũ tại các tỉnh nói trên.

Địa điểm tiếp nhận cứu trợ của GHPGVN TP. HCM: Văn phòng BTS GHPGVN TP - Việt Nam Quốc Tự (Số 242-244 đường 3/2, P.12, quận 10, TP.HCM).

Thông báo cũng đề nghị, vì tinh thần Phật sự chung, đề nghị quý Ban và chư tôn đức Tăng Ni thực hiện có kết quả tinh thần thông báo này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày