Thông tư về việc tổ chức Đại lễ lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Tượng Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử
Tượng Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Văn phòng Trung ương Giáo hội - chùa Quán Sứ (Hà Nội) vừa thông tin cho Báo Giác Ngộ, hôm nay 9-11, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký ban hành Thông tư số 834/TB-HĐTS, về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.

Theo đó, thông bạch gửi đến các Ban, Viện T.Ư và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nội dung:

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc; đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Phật giáo Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, Nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

Để tôn vinh những công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn năm 2023 như sau:

Tại Trung ương

Trung ương Giáo hội kết hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức đại lễ tưởng niệm vào ngày 13-12-2023 (1-11-Quý Mão),tại Khu danh thắng Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Tại GHPGVN các tỉnh, thành phố

Tổ chức tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố; hoặc tại cơ sở của thiền viện Trúc Lâm tại địa phương, cùng thời gian trên, 13-12-2023 (1-11-Quý Mão).

Tiểu sử và Lời tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được gửi đến Quý Ban trước ngày tổ chức đại lễ tưởng niệm.

Thông bạch cũng cho biết thành phần tham dự gồm chư vị giáo phẩm Thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN tại địa phương; Ban Trị sự GHPGVN các cấp; Chư Tôn đức tiêu biểu các hệ phái Phật giáo tại địa phương; Chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện và Tăng Ni và Phật tử; Đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng địa phương; Các cơ quan thông tấn, báo đài…

Chương trình Đại lễ

- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, thành phần tham dự.

- Sơ lược Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

- Lời tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố.

- Phát biểu của chính quyền.

- Dâng hương tưởng niệm Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

- Cảm tạ của Ban Tổ chức.

Biểu ngữ

ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 715
ĐỨC VUA - PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN
NGÀY 1-11-MẬU THÂN (1308) – 1-11-QUÝ MÃO (2023)

Click vào các đường dẫn sau để tải xuống các file văn bản chính thức có đóng dấu của GHPGVN:

Thông bạch số 834 lễ tưởng niệm 715 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn_0001.pdf

Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông_0001.pdf

Văn tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông kỷ niệm 715 năm nhập Niết Bàn_0001.pdf

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.
Lễ cầu siêu chơn linh gần 400 bộ hài cốt được tìm thấy tại phố Tây Sơn

Hà Nội: Lễ cầu siêu tại nơi phát hiện gần 400 hài cốt ở phố Tây Sơn

GNO - Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ngày 30-11, tại chùa Bộc (P.Quang Trung), Ban Trị sự TP.Hà Nội cùng Ban Trị sự Q.Đống Đa tổ chức Lễ cầu siêu cho các hương linh tại ngõ 167 phố Tây Sơn - nơi phát hiện hàng trăm bộ hài cốt.
Ảnh minh họa

Cái lõi

GNO - Mục đích và tôn chỉ của đạo Phật là giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sanh. Tâm nguyện của người tu Phật cũng vậy. Đây là chỗ rốt ráo của Phật đạo, cũng là cốt lõi mà Phật Tổ muốn chỉ bày cho tất cả chúng ta. Vậy thì giác ngộ điều gì? Diệu lực nào cho chúng ta giải thoát?

Thông tin hàng ngày