Thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" phá kỷ lục Thế giới

GNO - Ngày 9-8, nhận chứng sư của Hiệp hội kỷ lục Thế giới đến chùa Trùng Nguyên, Tô Châu, chứng thực trường quyển thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" (妙法莲华经) của Diệp Triệu Cảnh (叶兆景) - nhà thư pháp nổi tiếng Tô Châu sao chép.

h1.jpg

Nhận chứng sư của Hiệp hội kỷ lục Thế giới tiến hành do đạc
trường quyển thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" (妙法莲华经)

Qua đo đạc tại hiện trường, nhận chứng sư tuyên bố tác phẩm thư pháp dài 380,16 m, rộng 0,47 m, sự thành công trường quyển thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" dài nhất đã khiêu chiến kỷ lục thế giới. Nhận chứng sư cấp giấy chứng nhận cho nhà thư pháp Diệp Triệu Cảnh. Tác phẩm này đã trở thành trường quyển thư pháp dài nhất thế giới.

h2.jpg

Triển khai toàn bộ 19 cuộn thư pháp "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa"

Toàn bộ 19 cuộn tác phẩm từ từ được mở ra, chiếm 200 m2 không gian. Được biết, kiệt tác thư pháp tổng cộng hơn 7 vạn 1 nghìn chữ, nhà thư pháp Diệp Triệu Cảnh viết bằng lối chữ hành thư mất 70 ngày mới hoàn thành. Ông đã sử dụng bốn bình mực lớn, hơn 30 cây bút lông. Trường quyển thư pháp được chia thành 19 bức, mỗi bức khoảng 20 m. Cuối tháng 7, ông Diệp Triệu Cảnh đã gửi cho Hiệp hội Kỷ lục Thế giới, và được thông qua thẩm định sơ nét.

Trước đây, nguyện ước ban đầu của Diệp Triệu Cảnh là thách thức kỷ lục thế giới, bởi vì trong lúc vô tình, ông đã nhìn thấy một báo cáo trực tuyến, đề cập đến thư pháp trường quyển kinh Phật dài 200 m của Đài Loan. Sau đó, ông liền có ý tưởng "tại sao mình không khiêu chiến kỷ lục thế giới ?", phải làm một trường quyển kinh Phật đồng hành cùng Đài Loan mới được!.

h3.jpg
Trường quyển thư pháp Kinh Phật 360m khiêu chiến kỷ lục thế giới

Ông Diệp Triệu Cảnh nói với các phóng viên, mặc dù ông đã viết rất nhiều tác phẩm kinh điển, nhưng khi sao chép trường quyển thư pháp kinh Phật, ông cứ chần chừ mãi, bởi vì ông luôn luôn cảm thấy thư pháp của mình chưa đạt. Vào tháng Ba năm nay, ông hạ quyết tâm, bắt đầu sao chép "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" bằng lối hành thư, hơn 7 vạn 1 nghìn từ, và cuối cùng, đã hoàn thành thời gian 70 ngày. Trong khi sao chép, ông dùng tất cả bốn chai mực lớn, gần 30 cây bút lông, dành 10 ngày rưỡi để hiệu đính, 30 ngày trang trí. Trong thời gian sao chép, mỗi ngày ông làm việc từ 8 đến 9 tiếng.

Ngoài việc kiên trì luyện tập thư pháp cơ bản 4 giờ đồng hồ, thời gian còn lại, ông đem cả thân tâm "khiêu chiến kỷ lục thế giới". 70 ngày kết thúc phục án (ôm bàn viết chữ), lúc này ông Diệp mới phát hiện sống lưng, thắt lưng, hông, cánh tay, đầu gối của mình mỏi đau ê ẩm, chân cũng bị sưng phù.

h4.jpg

Nhận chứng sư Trương Kiện (trái) của Hiệp hội kỷ lục Thế giới
trao chứng nhận Kỷ lục cho nhà thư pháp Diệp Triệu Cảnh

h5.jpg

Bằng chứng nhận Kỷ lục Thế giới

Hiện nay, ông Diệp nói rằng ông còn có một nguyện vọng, chính là hy vọng trường quyển kinh Phật của hai bờ eo biển có thể "nhìn thấy" nhau, cùng nhau trưng bày thư pháp, đồng thời thúc đẩy sự giao lưu văn hóa thư pháp giữa hai bờ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày