Thừa Thiên Huế: Lễ khai kinh Pháp hoa mở đầu tuần lễ Phật đản Phật lịch 2566

Hòa thượng Thích Đức Thanh niêm hương cử hành lễ bạch Phật khai kinh
Hòa thượng Thích Đức Thanh niêm hương cử hành lễ bạch Phật khai kinh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 8-5 (8-4-Nhâm Dần), tại tổ đình Từ Đàm (đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP.Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Thừa Thiên Huế đã trang nghiêm cử hành lễ khai kinh Pháp hoa để toàn thể Tăng Ni, Phật tử trì tụng trong tuần lễ Phật đản.

Quang lâm dự lễ khai kinh có chư tôn giáo phẩm Chứng minh, chư vị tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư Tăng Ni các tổ đình, tự viện cùng đông đảo các đạo tràng Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Chư tôn Hòa thượng Chứng minh

Chư tôn Hòa thượng Chứng minh

Lễ khai kinh và tụng kinh Pháp hoa suốt tuần lễ Phật đản là một truyền thống từ lâu của Phật giáo Huế với ý nghĩa cầu nguyện cho Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Đây là hoạt động mở đầu cho tuần lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Thừa Thiên Huế.

Năm nay, Đại lễ Phật đản tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức từ mồng 8 đến 15-4-Nhâm Dần với nhiều chương trình như: triển lãm Dấu ấn nghệ thuật trên gốm sứ Bát Tràng” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; lễ thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương; diễu hành xe hoa, lễ rước Phật, chương trình văn nghệ, các hoạt động từ thiện xã hội...

Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ tụng kinh Pháp hoa trong tuần lễ Phật đản

Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ tụng kinh Pháp hoa trong tuần lễ Phật đản

* Chiều cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A, Lê Lợi, TP.Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 đã khai mạc triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật trên gốm sứ Bát Tràng” của nhóm nghệ nhân Trần Nam Tước, Phạm Duy Cương, Phạm Minh Quang, Nguyễn Danh Tú…

Không gian triển lãm

Không gian triển lãm

Tại buổi triển lãm, với 60 sản phẩm được giới thiệu đến với công chúng như: Tượng Phật đản sanh, tượng Quán Thế Âm, lư hương họa tiết sen dây âm bản dệt gấm thêu hoa in kệ tổ sư Liễu Quán, lư hương in kệ tổ sư Nguyên Thiều, tranh gốm Thập mục ngưu đồ, vẽ cuộc đời Đức Phật trên đèn sứ thấu quang… Đặc biệt, tranh sứ Phật thuyết kinh Kim cang được chuyển từ mộc bản của Thiền sư Thạch Liêm.

Tranh sứ Phật thuyết kinh Kim cang được chuyển từ mộc bản của Thiền sư Thạch Liêm

Tranh sứ Phật thuyết kinh Kim cang được chuyển từ mộc bản của Thiền sư Thạch Liêm

Bằng tấm lòng tôn kính với Đức Phật, nhóm nghệ nhân đã nỗ lực sáng tác, chế tác và chuyển thể những giá trị văn hóa Phật giáo vào các tác phẩm gốm sứ Bát Tràng.

Trong mỗi tác phẩm, các nghệ nhân đã dành nhiều tâm huyết, sự tỉ mỉ, khéo léo, để kết hợp những giá trị văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc vào nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng.

Vẽ cuộc đời Đức Phật trên đèn sứ thấu quang bằng gốm

Vẽ cuộc đời Đức Phật trên đèn sứ thấu quang bằng gốm

Triển lãm sẽ diễn ra suốt tuần lễ Phật đản (8-4 đến 15-4-Nhâm Dần) để Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương thưởng lãm.

Tượng Phật đản sanh

Tượng Phật đản sanh

Hệ tượng Phật đản sanh trong triển lãm
Hệ tượng Phật đản sanh trong triển lãm
Tượng Đức Phật cát tường

Tượng Đức Phật cát tường

Chư tôn đức tham quan triển lãm

Chư tôn đức tham quan triển lãm

Nghệ nhân giới thiệu tác phẩm

Nghệ nhân giới thiệu tác phẩm

Hòa thượng Thích Đức Thanh cử hành nghi thức Mộc dục

Hòa thượng Thích Đức Thanh cử hành nghi thức Mộc dục

Không gian triển lãm

Không gian triển lãm

Tranh Thập mục ngưu đồ

Tranh Thập mục ngưu đồ

Tăng Ni, Phật tử, du khách tham quan triển lãm

Tăng Ni, Phật tử, du khách tham quan triển lãm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày