Thừa Thiên Huế: Lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương nhập tháp

Môn đồ pháp quyến cung thỉnh di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương đến bảo tháp
Môn đồ pháp quyến cung thỉnh di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương đến bảo tháp
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 2-5 (2-4-Nhâm Dần), tại chùa Phước Duyên (đường Phạm Tu, phường Hương Long, TP.Huế), chư tôn đức Tăng, Ni và môn đồ pháp quyến đã cử hành lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương nhập bảo tháp.
Di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Phương Lương

Di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Phương Lương

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Chư tôn giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Hòa thượng Thích Đức Thanh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng chư Tăng Ni các trú xứ và đông đảo Phật tử...

Chư tôn Hòa thượng chứng minh

Chư tôn Hòa thượng chứng minh

Đúng 8 giờ, Ban Nghi lễ cử hành lễ phát hành, Hòa thượng Thích Quang Nhuận cùng chư Tăng cử hành pháp sự, thỉnh kim quan thăng thượng giá theo nghi thức thiền môn Chánh độ truyền thống xứ Huế trong sự nhất tâm hộ niệm của toàn thể đại chúng.

Hòa thượng Thích Thái Hòa cung tuyên tiểu sử tôn sư

Hòa thượng Thích Thái Hòa cung tuyên tiểu sử tôn sư

Đối trước Giác linh tôn sư, Hòa thượng Thích Thái Hòa đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương; sau đó, Hòa thượng Thích Chí Thắng đọc lời cảm tạ.

Hòa thượng Thích Đức Thanh cử hành lễ phất trần

Hòa thượng Thích Đức Thanh cử hành lễ phất trần

Sau nghi lễ phất trần, Ban Âm công truyền thống đã cung rước kim quan Trưởng lão Hòa thượng rời Giác linh đường trong tiếng chuông trống Bát-nhã trầm hùng liên hồi.

Cung tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp trong tiết trời mưa xứ Huế

Cung tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp trong tiết trời mưa xứ Huế

Kim quan Trưởng lão Hòa thượng được cung thỉnh nhập vào bảo tháp vô tung, chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã xúc động rải hoa tiễn biệt một vị đồng đạo, vị thầy khả kính.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

Long vị Trưởng lão Hòa thượng

Long vị Trưởng lão Hòa thượng

Hòa thượng Thích Chơn Hương, Đệ nhất chấp lệnh

Hòa thượng Thích Chơn Hương, Đệ nhất chấp lệnh

Hòa thượng Thích Quang Nhuận, đương vi sám chủ

Hòa thượng Thích Quang Nhuận, đương vi sám chủ

Chư tôn đức chứng minh

Chư tôn đức chứng minh

Môn đồ pháp quyến trước Giác linh tôn sư

Môn đồ pháp quyến trước Giác linh tôn sư

Chí thành đảnh lễ ân đức tôn sư

Chí thành đảnh lễ ân đức tôn sư

Pháp phục Trưởng lão Hòa thượng lúc sinh tiền

Pháp phục Trưởng lão Hòa thượng lúc sinh tiền

Ban Âm công truyền thống cung rước kim quan rời Giác linh đường

Ban Âm công truyền thống cung rước kim quan rời Giác linh đường

Cung thỉnh kim quan Trưởng lão Hòa thượng rời Giác linh đường

Cung thỉnh kim quan Trưởng lão Hòa thượng rời Giác linh đường

Cung thỉnh di ảnh Trưởng lão Hòa thượng
Cung thỉnh di ảnh Trưởng lão Hòa thượng
Cung thỉnh kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp
Cung thỉnh kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp
Chư Tăng Ni tiễn đưa người đồng đạo, một bậc thầy khả kính

Chư Tăng Ni tiễn đưa người đồng đạo, một bậc thầy khả kính

Tiễn biệt người pháp lữ đồng hành
Tiễn biệt người pháp lữ đồng hành
Tiễn biệt vị giáo phẩm khả kính ở đất cố đô
Tiễn biệt vị giáo phẩm khả kính ở đất cố đô

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày