Tiền bạc & hạnh phúc

GN - Vụ ly hôn hàng nghìn tỷ của vợ chồng chủ hãng cà-phê Trung Nguyên khiến người ta nghĩ nhiều hơn về tiền bạc và hạnh phúc. Rõ ràng, tiền bạc là điều kiện cần cho cuộc sống, nhưng không phải là điều kiện đủ để có được hạnh phúc.

Hạnh phúc không đến từ vật chất. Tuy vậy, nợ nần và nghèo đói thường khiến cho người ta mất đi an vui, bởi “mắc nợ cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời” - như  lời Phật dạy.

Tiền bạc và hạnh phúc không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau. Trong nhiều trường hợp, chúng dường như đối nghịch. Nhưng, cả hai không nằm trên hai phía của một cán cân.

tienbac.jpg


Tiền bạc và hạnh phúc không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau

Câu chuyện cổ kể về vị vua đau khổ cố đi tìm hạnh phúc là một ẩn dụ đầy ý nghĩa cho sự chông chênh giữa tiền bạc, địa vị và hạnh phúc. Vị vua ấy đã được hiến cho phương pháp làm vơi đau khổ bằng cách tìm và mua lại chiếc áo của người hạnh phúc. Vua cho quân lính lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng không tìm thấy ai là người hạnh phúc. Một hôm, bất chợt quân lính nghe thấy tiếng reo “tôi hạnh phúc quá”; tìm đến, họ ngỡ ngàng, lúng túng khi thấy người reo lên hạnh phúc là một người đàn ông ở trong mái nhà lá tồi tàn và tài sản chỉ có mỗi chiếc khố rách đang mặc trên người.

Trên thực tế, tiền bạc có thể mang lại cho người ta một cuộc sống tốt; nhưng tiền bạc cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhà tan cửa nát. Đức Phật từng bắt gặp túi tiền vàng nằm trên đường và gọi đó là “rắn độc”, khiến Ngài phải tránh và đi lên cỏ. Đó là một ẩn dụ thú vị về tiền.

Hạnh phúc, do đó, là một sản phẩm tinh thần, không phụ thuộc vào tiền, cho dù tiền có thể mang lại những niềm vui tạm thời.

Bhutan từng được ghi nhận là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất, mặc dù thu nhập bình quân mỗi người ở mức thấp, thậm chí thuộc vào những nước nghèo trên thế giới. Những năm gần đây, Bhutan không đứng cao trên bảng xếp hạng những đất nước hạnh phúc nhất do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững Liên Hiệp Quốc công bố. Tuy vậy, cách mưu cầu hạnh phúc và cách hài lòng với cuộc sống vốn bình yên giản dị của người dân Bhutan vẫn khiến cho thế giới kinh ngạc và mong muốn.

Phật giáo không chú trọng vấn đề giàu nghèo. Đức Phật không ngăn cấm đệ tử tại gia làm giàu; thậm chí Ngài ca ngợi họ là những người vốn biết gieo nhân phước thiện. Rất nhiều đệ tử tại gia của Phật là những người giàu có, trong số đó có những người đạt được Thánh quả. Bằng cách nào để có được hạnh phúc mới là vấn đề Phật giáo quan tâm.

Theo đó, trong kinh Tương ưng bộ, Phật dạy: Một kẻ không phải chân nhân, dầu cho có được tài sản lớn không đem lại an lạc cho mình, không đem lại an lạc cho cha mẹ, không đem lại an lạc cho vợ con, không đem lại an lạc cho các người phục vụ, cho các người làm công hoan hỷ, không đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, không thiết trí các sự cúng dường hướng thượng, có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới. Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt... Các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.

Như vậy, tiền bạc chỉ đem đến hạnh phúc khi người ta biết sử dụng đúng cách, biết làm chủ đồng tiền và làm chủ bản thân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày