Tiền Giang: Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ nói chuyện về thông tin, truyền thông và báo chí

Thượng tọa Thích Tâm Hải trao đổi với học viên tại khóa bồi dưỡng về thông tin, truyền thông
Thượng tọa Thích Tâm Hải trao đổi với học viên tại khóa bồi dưỡng về thông tin, truyền thông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 5-4, các học viên Khóa Bồi dưỡng môn về Thông tin - Truyền thông năm 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức, cung đón Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thông tin - Truyền thông T.Ư, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ giảng dạy.
Thượng tọa Thích Tâm Hải thuyết trình về chuyên đề “Báo chí Phật giáo xưa và nay”

Thượng tọa Thích Tâm Hải thuyết trình về chuyên đề “Báo chí Phật giáo xưa và nay”

Thượng tọa Thích Tâm Hải chia sẻ chuyên đề “Báo chí Phật giáo xưa - nay và một số vấn đề cần quan tâm”. Như tiêu đề buổi thuyết trình, Thượng tọa nhắc lại quá trình hình thành Báo chí Phật giáo tại Việt Nam, từ buổi sơ khai cho đến ngày nay.

Là một thành tựu của phương Tây, báo chí vào Việt Nam và được đánh dấu bởi sự ra đời của Gia Định báo tại Sài Gòn năm 1865.

Ni sư Thích nữ Diệu Tâm, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông

Ni sư Thích nữ Diệu Tâm, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông

Đầu thế kỷ XX, trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, Tổ Khánh Hòa chủ trương Tạp chí Pháp Âm, một nguyệt san bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, xuất bản tháng 8-1929, đánh đấu cột mốc của lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam.

Sau khi Tạp chí Pháp Âm ra đời số đầu tiên và bị đình bản, có một vị Tăng sĩ trẻ là Sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí khác lấy tên là Phật Hóa Tân Thanh Niên, nhắm tới giới thanh niên trí thức. Đây chính là khởi điểm cho lĩnh vực báo chí Phật giáo nước nhà.

Sau đó, tháng 3-1932, tại miền Nam có thêm Tạp chí Từ Bi Âm, tiếp theo ở miền Trung là Viên Âm, Tuần báo Đuốc Tuệ ở miền Bắc; rồi hàng chục tạp chí, tuần báo, cả nhật báo Phật giáo tiếp tục dòng chảy ấy, phục vụ thông tin Phật giáo đa dạng và phong phú được phân công theo từng lĩnh vực đặc thù.

Thượng tọa tiếp tục hướng dẫn phân biệt giữa “báo chí” và “thông tin”

Thượng tọa tiếp tục hướng dẫn phân biệt giữa “báo chí” và “thông tin”

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 12-1975 Báo Giác Ngộ có giấy phép hoạt động báo chí đầu tiên; năm 1995 có thêm Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học, sau đó là Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo (2005), Khuông Việt (2007), và gần đây có thêm Đặc san Hoa Đàm - tiếng nói của Ni giới Việt Nam.

Bên cạnh đó có các trang thông tin điện tử tổng hợp, kênh truyền hình Phật giáo và mạng xã hội do GHPGVN chủ trương.

Từ những tư liệu trên cho thấy, truyền thông Phật giáo là phương diện rất quan trọng trong cuộc chấn hưng Phật giáo. Trong đó, việc lập hội để tạo sức mạnh, mở trường đào tạo Tăng tài, dịch kinh điển để hoằng dương Chánh tín, xuất bản báo chí là nòng cốt.

Sau khi trình bày sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa tiếp tục hướng dẫn phân biệt giữa “báo chí” và “thông tin, truyền thông”. Báo chí quan tâm đến một việc đó là tìm cái mới; công việc thông tin, truyền thông là quản lý cái mới cho an toàn, cung cấp thông tin, tham mưu việc quản lý, xử lý các vấn để nảy sinh.... Cốt lõi của báo chí là phản ánh cái mới (news" - cái gì mới), trong khi đó công việc thông tin, truyền thông là “quản trị thông tin” theo định hướng đã xác định.

Buổi tương tác thú vị

Buổi tương tác thú vị

Theo Thượng tọa, cần phân biệt và nhận thức vai trò, trách nhiệm và mục đích khác nhau giữa thông tin - truyền thông và công tác chuyên môn của báo chí.

Nhận thức đúng mới có thể thực hiện công việc chuyên môn, có được kết quả tốt đẹp như sứ mệnh, tâm nguyện và trách nhiệm được phân công mà không bị mơ hồ đôi khi ngộ nhận, dẫm đạp công việc lên nhau.

Thượng tọa đã dành thời gian tương tác với học viên vô cùng sôi nổi và thú vị. Kết thúc buổi học, Thượng tọa nhấn mạnh đến các học viên phải nắm vững được cốt lõi của công tác thông tin - truyền thông để phục vụ cho Giáo hội và phụng sự nhân sinh tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày