Chùa Mía là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, nằm trên địa bàn thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Được mệnh danh là Nam thiên đệ nhị chùa, ngôi chùa với giá trị tuyệt kỹ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc này được liệt hạng vào vị trí “quán quân” trong hệ thống chùa Việt. Sách kỷ lục Guinness của Việt Nam cũng ghi nhận chùa Mía là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với sự “tín tâm” quá đông đảo của khách thập phương, chùa Mía đang bị “tấn công” bởi không ít lối “tín ngưỡng” thực dụng đến xót xa của những thị dân trọc phú thời mới.
Nhiều nhà văn hóa kêu trời bởi việc xây dựng “thêm” các hạng mục vô lối, trang hoàng đèn điện tưng bừng làm giảm giá trị thẩm mỹ của không gian văn hóa chùa cổ, nạn đổi tiền lẻ, “trưng bày”, tung vãi tiền lẻ (nhiều khi) trên các pho tượng đẹp nổi tiếng trời Nam. Nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Phan Cẩm Thượng buồn bã gọi đó là lòng tham cầu.
Các bức ảnh sau đây chụp vào chiều mùng 3 tết Canh Dần 2010 (16-2):
Điều đáng nói là thực trạng đáng phê phán này đã xảy ra nhiều năm, nhiều người thấy, nhiều người biết, nhưng vẫn cứ tồn tại năm này qua tháng khác, nhất là vào các dịp lễ, rằm.