Tịnh xá Ngọc Đạt triển lãm sản phẩm thủ công truyền thống Kính mừng Phật đản

Các chất liệu thủ công được thể hiện nên lễ đài Phật đản do Ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo thực hiện
Các chất liệu thủ công được thể hiện nên lễ đài Phật đản do Ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo thực hiện
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chương trình triển lãm “Văn hóa thủ công nghề truyền thống” Kính mừng Phật đản sinh của Ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo - thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN được thực hiện tại tịnh xá Ngọc Đạt, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
"Văn hóa thủ công" được triển lãm Kính mừng Phật đản

"Văn hóa thủ công" được triển lãm Kính mừng Phật đản

Do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khắp nơi, Đại lễ Phật đản sinh năm nay tổ chức không tập trung đông người. Trên thực tế đó, chư tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội triển khai nhiều hoạt động đến bà con Phật tử, như nhà nhà làm vườn lâm-tỳ-ni, chư tôn đức Tăng Ni thuyết giảng online… Để bày tỏ lòng tôn kính hướng về Đại lễ Phật đản sinh, Ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo tổ chức chương trình triển lãm không gian nhỏ tại một số chùa ở các vùng miền, trong đó có vùng cao Tây nguyên – Đắk Nông, chọn ngôi đạo tràng tịnh xá Ngọc Đạt để thực hiện chương trình triển lãm về lĩnh vực văn hóa thủ công nghề truyền thống này.

Đây là tấm lòng của tất cả các Phật tử các nhóm trong Ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo cúng dường, mỗi một sản phẩm là sự kết hợp công sức và tâm trí của nhiều người, từ những góp công, góp sức, tịnh tài và cả những ý kiến, những động viên của những vị hiểu được ý nghĩa và giá trị của việc bảo tồn văn hóa thủ công nghề truyền thống.

Ngoài sự bày tỏ lòng tôn kính đến ngày Đản sinh của Đức Phật, thông qua những sản phẩm văn hóa thủ công dùng để triển lãm lần này bày tỏ tâm cầu ý nguyện cho nhân dân được an bình, nhất đại dịch Covid-19 sớm qua đi, như trong bộ sản phẩm hình ảnh hoa sen mộc bản chùa Hội Tôn (Bến Tre) với nội dung: mưa thuận gió hòa – quốc thái dân an; hay khuyến tấn mọi nên tập làm điều thiện lành, gieo trồng tạo phước, như hình ảnh “người lái đò, trâu cày ruộng”.

Lễ đài Phật đản được thiết trí với các chất liệu thủ công được triển lãm tại tịnh xá Ngọc Đạt

Lễ đài Phật đản được thiết trí với các chất liệu thủ công được triển lãm tại tịnh xá Ngọc Đạt

Ni sư Thích nữ Hạnh Tâm, Phó Giám đốc Thường trực Đặc trách Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo cho biết: “Hình ảnh cày ruộng, như trồng ruộng phước điền, tâm của mỗi người giống như thửa ruộng, đem những hạt giống tốt gieo vào lòng người, tức là trồng ruộng phước. Nhờ gieo hạt giống thiện nên chúng sanh có được quả thiện, quan tâm đến mọi người, làm lợi ích cho người chính là kết duyên lành và gieo nhơn thiện vào lòng người.”

Với hình ảnh sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên phần nào nói lên sự bình yên trong lòng người. Phật đản không lên chùa được nhưng qua những hình ảnh trên, hy vọng mọi người hữu duyên cảm thấy nét mộc mạc của chính tâm hồn mình lâu nay chưa được khám phá. Mỗi người là một ngôi chùa và về với tâm cũng chính là vể chùa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày