Tổ chức “84000” chia sẻ Phật pháp thông qua ứng dụng trên iOS và Android

Tổ chức "84000: dịch thuật lời Phật dạy" sẽ ra mắt ứng dụng mới trên hệ điều hành iOS và Android
Tổ chức "84000: dịch thuật lời Phật dạy" sẽ ra mắt ứng dụng mới trên hệ điều hành iOS và Android
0:00 / 0:00
0:00
GN - Tổ chức “84000: dịch thuật lời Phật dạy” mới đây đã thông báo rằng họ sẽ chính thức ra mắt ứng dụng mới cho hệ điều hành iOS và Android với mục đích cung cấp và hỗ trợ thêm một phương tiện tương tác và truy cập vào các bản kinh Phật giáo.

Điều này cho phép mọi người khai thác kho tàng Phật pháp một cách dễ dàng và tiện lợi hơn thông qua chiếc điện thoại thông minh. Đây là một phần của dự án dịch thuật và xuất bản tất cả các bản kinh còn sót lại trong tạng kinh Phật giáo Tây Tạng của “84000: dịch thuật lời Phật dạy”, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu do vị Lạt-ma người Bhutan Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche sáng lập.

Thông qua việc đưa những bản kinh Phật giáo thiêng liêng đến tận tay người dùng bằng ứng dụng điện thoại, tổ chức này muốn giúp những người thực hành Phật pháp và các học giả dễ dàng tìm thấy những bản kinh thích hợp có khả năng trị liệu thân tâm cho chính bản thân mình và chia sẻ những đoạn kinh hay, các câu trích dẫn truyền cảm hứng cho bạn bè và những người thân yêu, đồng thời, giúp cho việc học tập, thực hành và nghiên cứu giáo pháp trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Ứng dụng sắp ra mắt bao gồm:

* Tạng kinh điển Phật giáo với những lời dạy về tất cả mọi khía cạnh, từ kỹ năng thiền tập cho đến những câu chuyện sử thi Phật giáo và các hành trình chiêm bái đầy cảm động; từ những bài phát biểu sâu sắc về triết học cho đến nhiều câu chuyện ngắn thể hiện nguyên lý nghiệp của Phật giáo. Các phần giới thiệu chi tiết nêu rõ nội dung chính, bố cục và bối cảnh xã hội-lịch sử của bản kinh.

* Những công cụ tương tác trong khi đọc, chẳng hạn như những định nghĩa của các thuật ngữ Phật giáo được đính kèm trong danh sách bộ ba ngôn ngữ thông dụng, ví dụ “samsara” hay “non-duality”.

* Chức năng tìm kiếm cho phép bạn tra cứu các tính chất, đặc điểm hay những khái niệm triết học, chẳng hạn như “Mañjuśrī”, “Vārāṇasī” hay “Bodhicitta”.

* Khả năng đọc song ngữ hoặc so sánh các bản dịch với bản gốc từ Tạng thư điện tử Kangyur được tích hợp trong các ấn phẩm. “84000” đang thực hiện một nhiệm vụ lâu dài nhằm dịch thuật và xuất bản tất cả các văn bản kinh văn còn sót lại được lưu giữ bằng ngôn ngữ cổ điển Tây Tạng, bao gồm phiên dịch 70.000 trang Đại tạng Kangyur (lời dịch kim khẩu của Đức Phật) trong 25 năm và 161.800 trang của Tengyur (các chú giải về lời dạy của Đức Phật đã được dịch) trong vòng 100 năm.

Theo tổ chức này, cho đến nay chỉ có chưa đến 5% kinh điển được dịch sang ngôn ngữ hiện đại. Do sự hiểu biết về Tây Tạng cổ xưa và số lượng các học giả có trình độ đang suy giảm với tốc độ chóng mặt nên những di sản văn hóa và trí tuệ tinh thần độc đáo có nguy cơ biến mất khỏi thế giới này.

“Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi có cơ hội tiếp cận với ứng dụng mới của ‘84000’. Đặc biệt, khi đang ngồi ở bất cứ nơi nào trong rừng, tôi vẫn có thể đọc và tra cứu nghĩa lý của các bài kinh, hoặc tìm kiếm những phần trích dẫn khi tôi muốn làm các bài nghiên cứu. Ứng dụng này thực sự rất hữu ích và tiện lợi. Tôi vô cùng biết ơn những việc làm ý nghĩa của ‘84000’ và đặc biệt là sự ra đời của ứng dụng tiện ích này.” Đại đức Matthieu Ricard, một tu sĩ người Pháp, cho biết.

“Với gần 200 bài kinh sẵn có hiện nay, số lượng kinh điển trên ứng dụng này sẽ tiếp tục tăng lên trong vòng 90 năm tới. Tất cả các công cụ tương tác được thiết kế nhằm hỗ trợ sự tu tập và nghiên cứu của bạn, những công cụ này vẫn giữ nguyên các chức năng ngay cả khi bạn tắt điện thoại để tham gia một khóa thiền nào đó”.

Tổ chức “84000” giải thích thêm. “84000” là tên được đặt theo số lượng pháp môn mà Đức Phật đã giảng dạy. Kể từ khi thành lập cách đây khoảng 10 năm, tổ chức này đã trao hơn 6 triệu đô-la Mỹ nhằm tài trợ cho các nhóm dịch giả trên khắp thế giới, bao gồm các học giả Tây Tạng và phương Tây - từ UCSB, Oxford, Đại học Vienna đến Viện Rangjung Yeshe ở Nepal. Chỉ trong vòng 10 năm, với sự ủng hộ của tất cả bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng và được hỗ trợ bởi một số vị thầy uyên bác nhất của truyền thống Kim Cương thừa, Tổ chức “84000” đã phiên dịch hơn 30% kinh văn và hiện tại vẫn đang tiếp tục.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày