Tổ chức “84000: Biên dịch những lời dạy của Đức Phật” mời đăng ký học bổng sau tiến sĩ

0:00 / 0:00
0:00

GN - "84000: Biên dịch những lời dạy của Đức Phật" - tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu được sáng lập bởi Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, một vị Lạt-ma, tác giả và nhà làm phim nổi tiếng người Bhutan, vừa qua đã thông báo việc xét duyệt các đơn đăng ký học bổng hậu tiến sĩ hàng năm dành cho các dịch giả tiếng Tây Tạng cổ điển đủ điều kiện.

Học bổng có giá trị trong vòng một năm, bắt đầu từ ngày 1-1-2022, bao gồm khoản trợ cấp trị giá 50.000 đô-la Mỹ. Đơn đăng ký phải được nộp muộn nhất vào ngày 1-7-2021 và danh sách đủ điều kiện sẽ được thông báo trước ngày 1-8-2021.

Đại diện tổ chức này cho biết: “Trong Phật giáo, học tập và thực hành luôn đi đôi với nhau. Vì vậy, chúng tôi mong muốn áp dụng truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ tương lai thông qua việc phiên dịch kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Trong 10 năm qua, tổ chức của chúng tôi đã xuất bản các bản dịch của nhiều dịch giả trên thế giới. Giờ đây, nhằm tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các học giả trẻ tham gia đóng góp vào dự án 100 năm của chúng tôi, chúng tôi kính mời các ứng viên học bổng sau tiến sĩ tham gia dịch thuật trong vòng một năm hoặc có thể dài hơn nữa, với mục đích phiên dịch một hoặc nhiều văn bản từ Đại tạng Kangyur Tây Tạng sang tiếng Anh. Sau đó, các bản dịch sẽ được xuất bản trực tuyến tại phòng đọc của tổ chức 84000”.

Số lượng học giả dịch hiểu biết về tiếng Tây Tạng cổ điển đang suy giảm

Số lượng học giả dịch hiểu biết về tiếng Tây Tạng cổ điển đang suy giảm

84000 đang thực hiện một nhiệm vụ lâu dài nhằm dịch thuật và xuất bản tất cả các văn bản kinh văn còn sót lại được lưu giữ bằng ngôn ngữ cổ điển Tây Tạng, bao gồm phiên dịch 70.000 trang Đại tạng Kangyur (lời dịch kim khẩu của Đức Phật) trong 25 năm và 161.800 trang của Tengyur (các chú giải về lời dạy của Đức Phật đã được dịch) trong vòng 100 năm. Theo tổ chức này, cho đến nay chỉ có chưa đến 5% kinh điển được dịch sang ngôn ngữ hiện đại. Do sự hiểu biết về Tây Tạng cổ xưa và số lượng các học giả có trình độ đang suy giảm với tốc độ chóng mặt nên những di sản văn hóa và trí tuệ tinh thần độc đáo có nguy cơ biến mất khỏi thế giới này.

“Ứng viên phải có bằng tiến sĩ về lĩnh vực nghiên cứu Phật học hoặc một lĩnh vực liên quan, được cấp chính thức bởi một trường đại học từ ngày 1-1-2016 đến ngày 1-5-2021”, tổ chức 84000 cho biết. Không có sự phân biệt về quốc tịch, quốc gia cư trú hoặc nơi làm việc cố định đối với các ứng viên.

84000 là tên được đặt theo số lượng pháp môn mà Đức Phật đã giảng dạy. Kể từ khi thành lập cách đây khoảng 10 năm, tổ chức này đã trao hơn 6 triệu đô-la Mỹ nhằm tài trợ cho các nhóm dịch giả trên khắp thế giới, bao gồm các học giả Tây Tạng và phương Tây - từ UCSB, Oxford, Đại học Vienna đến Viện Rangjung Yeshe ở Nepal. Chỉ trong vòng 10 năm, với sự ủng hộ của tất cả bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng và được hỗ trợ bởi một số vị thầy uyên bác nhất của truyền thống Kim Cương thừa, tổ chức 84000 đã phiên dịch hơn 30% kinh văn và hiện tại vẫn đang tiếp tục.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Thờ Phật Dược Sư

GNO - Tôi thấy trong kinh Dược Sư, Đức Phật dạy: “Nếu có người nào cúng dường cầu phước, thì trước phải tạo bảy pho tượng của Phật Dược Sư để trên tòa cao...”. Vậy gia đình tôi thờ một tượng có được không? Công đức tu tập có như thờ bảy tượng Phật Dược Sư không?

Thông tin hàng ngày