Tòa án Hồi giáo Malaysia cho phép một nữ Phật tử cải đạo Hồi giáo quay về với đạo Phật

Cô Siti Fatimah Tan Abdullah
Cô Siti Fatimah Tan Abdullah
Penang, Malaysia: Hôm thứ Hai, 16/3, Tòa án Hồi giáo Malaysia đã tán thành một quyết định bất thường cho phép một phụ nữ gốc Trung Quốc được quay về với tín ngưỡng Phật giáo của cô, và cho rằng việc cải đạo sang Hồi giáo của cô là chẳng hề có chút giá trị gì.

 Sự bỏ đạo, hay sự từ bỏ một tín ngưỡng, là một trong những tội nghiêm trọng nhất trong đạo Hồi, và là vấn đề rất nhạy cảm ở Malaysia, nơi mà tòa án tôn giáo của Hồi giáo ít khi cho phép người dân từ bỏ tôn giáo.Cô Siti Fatimah Tan Abdullah, 39 tuổi, tên ban đầu của cô là Tan Ean Huang, cho biết cô chưa bao giờ thực hành theo giáo lý Hồi giáo kể từ khi cô cải đạo năm 1998 và việc cải đạo của cô là để có thể lấy chồng người Iran.

Đôi vợ chồng này đã cưới nhau năm 2004. Sau khi chồng cô ly dị cô, Tan Ean Huang đã đệ đơn xin bỏ đạo Hồi và được tòa án tôn giáo chấp thuận năm 2008 trong một quyết định đã bị Hội đồng Hồi giáo ở tiểu bang Penang kháng cáo.Tòa Phúc thẩm Sharia ở bắc Penang phán quyết hôm thứ Hai rằng cô Tan Ean Huang có thể quay trở về với đạo Phật bởi vì việc cải đạo của cô không có giá trị và đã thực hiện cải đạo vì mục đích cưới chồng.

Ông Ibrahim Lembut là một trong 3 thành viên trong ban bồi thẩm của tòa nói: “Cô Tan đang sống một lối sống không phải là lối sống của tín đồ Hồi giáo và cầu nguyện các thần linh, và điều này đã chứng minh một cách rõ cô Tan chưa bao giờ theo đạo Hồi. Vấn đề cải đạo không nảy sinh bởi vì cô chưa hề có ý định trở thành một tín đồ Hồi giáo trong nơi đầu tiên.”Cô Tan hoan nghinh phán quyết này của tòa án. Cô nói với các phóng viên bên ngoài tòa án rằng: “Tôi rất hạnh phúc vì đây là phán quyết cuối cùng. Nó là cuộc chiến đấu lâu dài.”

Hội đồng Tôn giáo của Hồi giáo Penang cũng đã chứng thực phán quyết mà nó cho rằng đã thừa nhận nguyên trạng ở Malaysia , nơi mà tòa án tôn giáo có hiệu lực song hành với tòa án dân sự.Luật sư Ahmad Munawar Abdul Aziz nói với các phóng viên: “Quyết định ban đầu đã cho cảm giác rằng người ta có thể cải đạo khỏi Hồi giáo. Nhưng bây giờ thì rõ ràng là vụ việc này không nằm trong trường hợp này.”

Luật sư Ahmad giải thích thêm: “Trong trường hợp này, tòa án đã làm rõ đây là trường hợp độc nhất vô nhị khi mà việc cải đạo của cô Tan tự bản thân nó không hề có giá trị. Vì vậy, phán quyết này đã loại trừ nỗi lo sợ trong số cộng đồng Hồi giáo rằng những vụ cải đạo có thể là chủ đề để xem xét lại.”Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Malaysia và hơn 60% trong số 27 triệu người Malaysia là tín đồ Hồi giáo.

Malaysia cũng là quê hương của cộng đồng người Trung Quốc, và Ấn Độ trên quy mô lớn. Các cộng đồng này đã phàn nàn về việc Hồi giáo hóa ngày càng gia tăng đang làm suy yếu những quyền của họ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc toàn văn Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025 tại phiên bế mạc, sáng nay, 8-5

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025

GNO - Tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak 2025, sáng 8-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ đọc toàn văn Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh; bản tiếng Anh do Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV công bố.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Ảnh: Đăng Huy

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững...
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Đoàn kết và bao dung không chỉ là học thuyết đạo đức Phật giáo, mà còn mãi là kim chỉ nam cho những suy nghĩ, lời nói, và hành động của con người để xây dựng xã hội an hòa, ít xung đột, tràn ngập thương yêu.

Thông tin hàng ngày