Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc”

Quang cảnh tọa đàm - Ảnh: CMK/BGN
Quang cảnh tọa đàm - Ảnh: CMK/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 26 -7- 2023, tại Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc”.

Đến dự tọa đàm, về phía Phật giáo có Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế; Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội; các Thượng tọa Thích Nguyên Đạt, Thích Không Nhiên, đồng Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, cùng chư Tăng Ni quan tâm.

Các học giả, nhà khoa học tham dự với sự hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; TS.Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm; GS.TS Lê Mạnh Thát, GS.TS Vũ Minh Giang, GS.TS Đinh Khắc Thuân, PGS.TS Dương Thu Hà; PGS.TS Trần Thị Biển; PGS.TS Trần Thị An, PGS.TS Trần Thị Vinh, TS. Phan Đăng Thuận, TS.Nguyễn Văn Quý… cùng đông đảo các nhà nghiên cứu đến từ nhiều cơ quan.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh phát biểu khai mạc

PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh nhận định: Tam giáo gồm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là những yếu tố cốt lõi, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về văn hóa Việt Nam không thể tách rời nghiên cứu về Tam giáo.

Theo ông, khi thảo luận về bản sắc và đặc điểm văn hóa Việt Nam, có rất nhiều đánh giá khác nhau về vai trò của từng tôn giáo, tư tưởng và mối quan hệ giữa chúng nhưng đa phần các nghiên cứu gần đây đều công nhận quan điểm về một khung cấu trúc văn hóa tư tưởng Tam giáo dung thông, hội nhập là nổi bật, bao trùm và là diện mạo chung của văn hóa tư tưởng Việt Nam.

Tuy nhiên, PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh cho rằng, cơ cấu mối quan hệ Tam giáo là khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử, tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và đặc trưng văn hóa của mỗi giai đoạn đó.

“Vấn đề Tam giáo trong các thời kỳ lịch sử như thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), Lê sơ (1407 - 1527)… đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới. Tuy vậy, thời Mạc (1527 - 1677) nói chung và chủ đề tương quan Tam giáo thời Mạc nói riêng vẫn chưa được quan tâm thảo luận cả từ góc độ tư liệu, phương pháp tiếp cận cũng như các nghiên cứu đánh giá”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm

Các nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm

Viện Trần Nhân Tông chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc” nhằm tạo dựng một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học có thể nghiên cứu, thảo luận về vấn đề cần quan tâm nghiên cứu này. Từ đó góp phần thực hiện sứ mệnh nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng đời sống tinh thần và hệ giá trị mới cho người Việt Nam.

Tọa đàm được tổ chức nhằm thúc đẩy nhiệm vụ nghiên cứu về Phật giáo, Tam giáo nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung từ góc độ lịch sử, văn hóa, những vấn đề tư tưởng và thực tiễn. Từ đó hướng đến nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về giá trị di sản Phật - Nho - Đạo đối với đời sống xã hội hiện nay.

Tọa đàm cũng là diễn đàn công bố các phát hiện về tư liệu và giá trị của tư liệu mới về nhà Mạc, cũng như các tiếp cận, nghiên cứu mới đối với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, mối quan hệ giữa Tam giáo với nhau và với văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo tín ngưỡng,… thời kỳ nhà Mạc. Thông qua đó góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về Tam giáo thời kỳ nhà Mạc, đồng thời đề xuất những nhận định, đánh giá mới về một triều đại còn nhiều ý kiến tranh luận trong lịch sử văn hóa tư tưởng của Việt Nam.

GS.TS Đinh Khắc Thuân phát biểu

GS.TS Đinh Khắc Thuân phát biểu

Tại tọa đàm, các nhà khoa học đến từ đơn vị học thuật, cơ sở đào tạo, cơ quan tổ chức trong nước như Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ban Tôn giáo thuộc Ủy ban Trung ương MTTQVN… đã trình bày tham luận hướng vào nhiều chủ đề.

Cụ thể: Một là, tư liệu và giá trị tư liệu về tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời kỳ nhà Mạc; Hai là, Tam giáo Phật - Nho - Đạo trong mối quan hệ với chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng thời kỳ nhà Mạc; Ba là, Đặc điểm và xu hướng phát triển của tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời kỳ nhà Mạc; và thứ tư, vai trò của nhà Mạc đối với xu hướng dung thông, hội nhập Tam giáo Phật - Nho - Đạo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cư sĩ - Thiền sư Satya Narayan Goenka

S.N.Goenka - Người phục hưng dòng thiền Vipassana tại Ấn Độ

GNO - Tôi đã có cơ duyên đến với Trung tâm Thiền Dhamma Sikhara tại Dharamsala, tiểu bang Hymachal, Bắc Ấn. Cũng như nhiều trung tâm thiền Vipassana khác trên khắp thế giới, Trung tâm Dhamma Sikhara do một phụ giáo của Thiền sư Goenka hướng dẫn, có dự tham dự của những thiền sinh châu Âu, châu Mỹ và Israel…
[Video] Lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh trà-tỳ

[Video] Lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh trà-tỳ

GNO - Sáng 8-11, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ truy niệm và phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh trà-tỳ tại Nghĩa trang Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM.

Thông tin hàng ngày