Đức Pháp chủ GHPGVN: Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng - Ảnh: Quảng Đạo
Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng - Ảnh: Quảng Đạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhân Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển" do Học viện Phật giáo VN tại Huế phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Đại học Huế đồng tổ chức, Đức Pháp chủ GHPGVN đã có thư chúc mừng.

Theo đó, Thư chúc mừng của Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN đã tán thán Ban Tổ chức Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển" và các sự kiện văn hóa tưởng niệm 281 năm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch (1742-2023), tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường lão Hoà thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN đại lao đọc thư chúc mừng của Đức Pháp chủ GHPGVN

Trường lão Hoà thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN đại lao đọc thư chúc mừng của Đức Pháp chủ GHPGVN

Trong thư chúc mừng gửi đến Ban Tổ chức, ngài nhận định:

"Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742) có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tiếp nối nguồn mạch tâm linh từ các bậc tiền nhân, ngài làm sống dậy và phát huy tinh thần độc lập tự chủ; khởi sáng Thiền phái Liễu Quán, ảnh hưởng sâu rộng, truyền thừa liên tục 300 năm qua, là điểm son trong truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo nước nhà.

Lịch sử ghi nhận nhiều tấm gương sống động về phẩm chất đó qua hành trạng của các vị đệ tử - hậu duệ của Tổ sư, điển hình là các bậc chân tu, nhà hoạt động yêu nước thời hiện đại như ngài Thanh Kế Huệ Đăng (1873-1953) - đời thứ 7, Đại sư Trừng Thanh Thiện Hào (1911-1997) - đời thứ 8 Thiền phái Liễu Quán và nhiều vị khác ở phương Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX".

Quang cảnh lễ khai mạc hội thảo

Quang cảnh lễ khai mạc hội thảo

Theo ngài: "Chính sự tu hành đắc đạo của Tổ sư Liễu Quán đã đem lại tầm nhìn sâu rộng, có ảnh hưởng với cả giới lãnh đạo cho đến mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ khi thể nhập chân linh mới có năng lực vô quái ngại của hạnh nguyện Bồ-tát, thống nhất trong hành động vì Đạo pháp và vì Dân tộc; làm cách mạng, giúp việc đời với tâm hồn của một người có tôn giáo, lúc hoàn thành trách nhiệm thì trở về với đời sống của nhà tu hành thực sự. Do đó, được mọi người, mọi giới kính trọng, có sức tập hợp quần chúng rất lớn".

Đức Pháp chủ dâng hương trước bảo tháp Tổ sư Liễu Quán trong chuyến thăm Phật giáo Huế tháng 7-2020

Đức Pháp chủ dâng hương trước bảo tháp Tổ sư Liễu Quán trong chuyến thăm Phật giáo Huế tháng 7-2020

Đức Pháp chủ GHPGVN bày tỏ mong muốn với nhiều thắng duyên, đặc biệt về tư liệu văn bản, Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” sẽ tiếp cận và làm sáng tỏ không chỉ về cuộc đời mà cả đạo nghiệp của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán, góp phần nhận thức được nội hàm giá trị “pháp thân” ẩn trong thông điệp lưu nơi nghi môn bảo tháp Tổ sư Liễu Quán cho hậu thế:

寶鐸長鳴,不断門前流綠水;

法身獨露,依然坐裏看青山.

Bảo đạc trường minh, bất đoạn môn tiền lưu lục thủy; Pháp thân độc lộ, y nhiên tọa lý khán thanh sơn.

(Chuông báu vang mãi, tợ dòng suối biếc trước cửa chảy hoài chẳng dứt; Pháp thân hiển lộ, như ngài đang an nhiên tĩnh tọa trong bảo tháp ngắm núi xanh).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày