Đức Pháp chủ GHPGVN xúc động xem lại hình ảnh tư liệu 1963 trong triển lãm “Kết nên một đài sen”

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ thị giả Đức Pháp chủ tại không gian triển lãm ảnh tư liệu báo chí Phật giáo năm 1963 - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Thượng tọa Thích Tâm Hải, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ thị giả Đức Pháp chủ tại không gian triển lãm ảnh tư liệu báo chí Phật giáo năm 1963 - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 3-6, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN đã đến phòng triển lãm tư liệu báo chí Phật giáo năm 1963 “Kết nên một đài sen”, xúc động khi xem từng tư liệu báo chí với dòng ký ức về một biến cố lịch sử của Phật giáo 60 năm về trước tại miền Nam Việt Nam.

Từ sáng sớm của ngày cuối tuần, Đức Pháp chủ GHPGVN thầm lặng đến tòa soạn, ngài đã dâng trầm cúng dường, tưởng niệm trước bức ảnh lịch sử Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu và pho tượng Bồ-tát trong không gian triển lãm “Kết nên một đài sen” tại hội trường và sảnh tầng 1 của trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng trước tượng và bức ảnh lịch sử Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân trong không gian triển lãm "Kết nên một đài sen" tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng trước tượng và bức ảnh lịch sử Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân trong không gian triển lãm "Kết nên một đài sen" tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Ngài đã đứng rất lâu trước tấm ảnh của Bồ-tát Thích Quảng Đức trong biển lửa và một số tấm ảnh lịch sử, với dòng ký ức về những con người, từng vị giáo phẩm, từng sự kiện của biến cố lịch sử năm 1963 mà ngài là người tham dự trực tiếp.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, vị lãnh đạo cuộc vận động của Phật giáo năm 1963 đã có một nhận định về ngài, lúc bấy giờ là một thanh niên Tăng mới ngoài 20 tuổi, trong hồi ký Trí Quang tự truyện (NXB.Tổng Hợp TP.HCM, 2011), rằng: “Hòa thượng Trí Quảng, lúc ấy, khá có khả năng vận động phong trào học sinh”.

Mỗi hình ảnh của từng nhân vật, sự kiện đều gợi về một ký ức sống động 60 năm trước

Mỗi hình ảnh của từng nhân vật, sự kiện đều gợi về một ký ức sống động 60 năm trước

Nay ở tuổi ngoài 80, nhưng ký ức của ngài vẫn như tươi mới, chia sẻ thêm những câu chuyện sinh động và thú vị mà các dòng chữ, hình ảnh trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ chưa nói hết do nhiều nguyên nhân mà trước hết là bị giới hạn về dung lượng.

Đó là những câu chuyện trong đời sống thực gần gũi nhưng rất cao cả của Bồ-tát Thích Quảng Đức trước lúc ngài phát nguyện và vị pháp thiêu thân, về pháp môn hành trì của Bồ-tát; về Đại lão Hòa thượng Lâm Em với lòng chí thành chí thiết của bậc trì luật, không hề biết sợ hãi trước các đe dọa của chốn tù đày; về nữ sĩ Quách Thị Trang, nữ sinh quy y Tam bảo và được chính ngài đặt pháp danh Diệu Nghiêm…

Với các ấn bản gốc báo chí Phật giáo tại triển lãm do Thư viện Huệ Quang và một số cá nhân cung cấp

Với các ấn bản gốc báo chí Phật giáo tại triển lãm do Thư viện Huệ Quang và một số cá nhân cung cấp

Từng hình ảnh, con người… trên các ấn bản báo chí năm 1963 và các tư liệu về cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo 60 năm trước tại miền Nam Việt Nam, qua ký ức của Trưởng lão Hòa thượng, với vai trò là nhân chứng, trở thành các câu chuyện sinh động với các tình tiết rất đời thường, nhưng chính sự đời thường đó đã làm nên lịch sử, làm thay đổi cả thời cuộc.

Khi hay tin Báo Giác Ngộ cùng với Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM và Thư viện Huệ Quang phối hợp tổ chức triển lãm này, ngài đã nói: “Thầy sẽ tới”, và hôm nay Đức Pháp chủ GHPGVN âm thầm đến xem, trong một buổi sáng cuối tuần vắng vẻ, với nguồn cảm xúc thiêng liêng về một mốc thời gian đặc biệt của Phật giáo mà nếu không có thì chắc chắn sẽ không có Phật giáo Việt Nam hôm nay.

Triển lãm tư liệu báo chí Phật giáo “Kết nên một đài sen” tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ, tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023), khai mạc từ ngày 12 tháng Tư âm lịch và mở cửa cho đến hết ngày 20 tháng Tư âm lịch (thứ Tư, 7-6-2023), từ 9 giờ đến 11 giờ 30 và từ 14 giờ đến 17 giờ hàng ngày.

Một số hình ảnh ghi nhận sáng sớm nay tại phòng triển lãm ở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Một số hình ảnh ghi nhận sáng sớm nay tại phòng triển lãm ở tòa soạn Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nói chuyện với Sơn

GNO - Nhân kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4-2001 – 1-4-2025), Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Nói chuyện với Sơn" của NSND Bạch Tuyết. Bài viết này đã được bà viết cách đây 24 năm khi hay tin người nhạc sĩ tài hoa rời xa cõi tạm.
Lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội quang lâm chùa Trung Hậu thị sát công tác tổ chức, chuẩn bị cho Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo

[Ảnh] Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội thị sát công tác chuẩn bị Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo

GNO - Sáng nay, 1-4, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội đã quang lâm chùa Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh) để thị sát công tác tổ chức, chuẩn bị cho Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam, sẽ diễn ra vào ngày 2, 3-4-2025.

Thông tin hàng ngày