Tới chùa học Phật, bạn nhặt được gì?

GNO - Các bạn trẻ đăng ký tham gia khóa tu tại các ngôi chùa hay những thiền viện trên cả nước ngày càng đông. Nhất là vào những dịp ngày nghỉ kéo dài như ngày lễ 30-4,1-5, 2-9 hay những ngày nghỉ hè sau nhiều tháng trên ghế nhà trường.

hp_32626.jpg


Ngày càng có nhiều bạn trẻ tới chùa tu học vì đây chính là môi trường
rèn luyện kỹ năng và nhân cách sống tốt đẹp, tử tế - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp

Một số bạn trẻ chọn những địa điểm cho những ngày nghỉ của mình như: có bạn về quê, một số bạn đi du lịch chơi xa hay là tụ tập bạn bè… Trong khi đó, các bạn trẻ khác lại đăng ký tham gia khóa tu ở chùa. Ngoài tu tập và nghe thuyết giảng về giáo lý  Đức Phật thì trong mấy ngày ở chùa, các bạn được tập thói quen:

Dậy sớm và ngủ sớm (thiền buông thư), để cho mọi hoạt động có chất lượng hơn. Dậy sớm ngồi thiền, tụng kinh buổi sáng, đó là những lúc làm cho thân tâm thanh tịnh, chuyển hóa thân tâm an vui, quay về với chính mình.

Ăn chay: mọi nguyên liệu cho mỗi bữa đều làm từ rau, củ, quả, xanh tươi với đủ màu sắc như làm từ bí ngô, bí xanh, cà rốt, đậu tương… đều được các “ mẹ” sơ chế thành những món mà không sợ trùng lặp.

Ngoài ra, các bạn còn chấp tác những công việc ở chùa như: dọn vệ sinh, quét lá, nhổ cỏ… Những công việc lao động chân tay nhẹ nhàng, làm cho không gian chùa thanh tịnh và thoáng đãng, sạch sẽ cho các bạn vui chơi. Có nhiều bạn ở nhà không phải làm gì cả nhưng khi tới khóa tu thì các bạn nhanh nhẹn hơn, không làm được lúc đầu nhưng lúc sau thì làm tốt.

Một điều ở chùa nữa, khi tham gia khóa tu, các bạn còn được đi thiền hành (an lạc từng bước chân) với quý thầy và các bạn đồng tu, đi và theo dõi hơi thở qua mỗi bước chân của mình. Thực tập như lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Khi giận ai, ta nên đi thiền hành ngoài trời. Không khí trong lành, cây cối xanh tươi, có thể giúp ta lấy lại sự bình thản. Ta có thể thực tập như sau:

Thở vào, tôi biết tôi đang giận

Thở ra, tôi biết cái giận là tôi

Thở vào, tôi biết cái giận làm tôi khó chịu

Thở ra, tôi biết cái giận rồi sẽ qua

Thở vào, tôi biết tâm đã tĩnh lặng

Thở ra, tôi thấy đủ sức mạnh để chăm sóc cái giận

Vừa đi, ta vừa đọc thầm bài kệ trên, tâm ta theo dõi từng bước chân và từng hơi thở, ý thức được bàn chân ta chạm trên mặt đất. Thở sâu, bước chân, vừa ngắm cảnh chung quanh. Tâm ta dần dần lắng lại. Ta thấy ta vững chãi trở lại, lúc ấy ta sẽ nhìn sâu vào cái giận để thấy rõ nó hơn”.

Các bạn còn được học thiền ca, những bài hát như lời ru, câu từ nghĩa mang tính nhân văn, hay và dễ thuộc, ca từ nhanh đi vào lòng các bạn trẻ.

Bạn trẻ tham gia khóa tu không phải với mục đích tới chùa là tu tập rèn luyện bản thân mà để trốn tránh một sự việc nào đó mà là chú tâm tìm hiểu, tu học. Nhiều bậc phụ huynh nói các em ở nhà nghịch ngợm, không nghe lời, biết chùa có khóa tu rồi đăng ký cho các em lên đó với hy vọng các em về nhà sẽ ngoan ngoãn hơn, học hành chăm hơn.

Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng hiểu là gửi các em lên chùa, không có nghĩa là phó mặc cho nhà chùa mà cần phải có sự thống nhất hợp tác giữa chùa và gia đình thì sau đó các thói hư của các em sẽ được cải thiện. Giáo dục các con cần phải có sự quan tâm từ phía gia đình.

Các khóa tu vào những ngày nghỉ lễ hay dịp hè thì khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên là dịp tốt để các bạn xây dựng nên tâm hồn cao đẹp, sống tích cực với đời và luôn tưới tẩm hạt giống bồ-đề trong tâm để có an lạc, từ bi, trí tuệ. 

Nguyễn Như Ngọc

___________

* Bài vở cộng tác cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ hoặc ý kiến liên quan tới bài viết đăng trên trang này, bạn đọc hoan hỷ gửi về: phatgiaovatuoitre@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày