Tôi đi chùa

Giác Ngộ - Bạn ở công ty, ở lớp học hay hỏi: “Chủ nhật rảnh rỗi, bạn thường đi đâu chơi vậy ?”. Tôi trả lời: “Mình đi chùa !”. Chúng nó tròn mắt ngạc nhiên bảo: “Đi chùa ? Làm gì vậy ? Ở chùa chỉ có thầy chùa thôi, vào đó làm gì ?”. Đến lược tôi ngạc nhiên: “Ai bảo với bạn ở chùa chỉ có thầy chùa ?”.

Tôi đi chùa. Một thói quen gần như đã gắn liền với cuộc sống của tôi. Vậy mà đối với những người khác – nhất là những người trẻ như tôi lại là một điều lạ.

TDC.JPG

Học gói bánh chưng chuẩn bị Tết

Đến chùa được những gì ? Tại sao tôi lại gắn bó với ngôi chùa như vậy ? Tôi tự hỏi mình. Ừ nhỉ ! Tại sao tôi lại dành ngày nghỉ duy nhất trong tuần để đi chùa. Tại sao tôi lại không đi uống cafe, xem phim, đi thư viện hoặc đi dạo phố phường hay đơn giản hơn, tán gẫu với đám bạn thân rồi ngủ một giấc, ngày mai lại tiếp tục đi làm.

Nhưng nếu như một chủ nhật nào đó không đi chùa được tôi lại nhớ, cảm thấy như thiếu một điều gì ấy. Tôi nhớ tất cả mọi thứ. Nhớ giờ lễ Phật trang nghiêm và thanh thản, nơi tôi thành tâm cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình và bạn bè, nơi tôi sám hối những suy nghĩ, hành động chưa được tốt đẹp đã qua và tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để không tái phạm.

Tôi nhớ giờ lễ Đoàn ấm cúng, thân thiện. Chỉ cần đảo một tia nhìn là tôi đã bắt gặp bao nhiêu ánh mắt quen thuộc của bạn bè, anh chị. Là nơi các bạn mới đến chùa sinh hoạt trong GĐPT lần đầu tiên được giới thiệu để mọi người làm quen, ánh mắt bỡ ngỡ ấy như ấm áp hơn khi được mọi người xung quanh vui vẻ đón nhận.

Tôi nhớ giờ học Phật pháp với ba điều hiểu còn bảy điều thìa chưa nhưng chỉ với ba điều đó tôi đã suy ngẫm, nhận thức ra rất nhiều thứ trong cuộc sống. Mỗi ngày trôi qua, những điều khó hiểu trước kia lại dần dần sáng tỏ, những điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại giúp tôi có cách ứng xử thích hợp cho cuộc sống hiện tại.

TDC1.JPG

Những phút giây sinh hoạt vui tươi trong tình thân gia đình

Tôi nhớ giờ hoạt động thanh niên, sinh hoạt vòng tròn với nhiều trò chơi, tiếng cười sảng khoái. Chính nhờ những hoạt động phong phú, thiết thực như phương pháp sơ cứu vết thương, cách hô hấp nhân tạo, kỹ năng cắm trại khi tham gia các cuộc dã ngoại, kỹ năng tồn tại trong rừng khi bị lạc, hay như cách điều khiển vòng tròn đã làm tôi tự tin lên rất nhiều trong cuộc sống. Nó giúp tôi nhận ra rằng bất kỳ vấn đề khó khăn nào cũng có cách giải quyết cả. Hãy hành động, bạn sẽ vượt qua mọi thứ.

Tôi nhớ giờ họp đội luôn sôi nổi với nhiều kế hoạch như chu niên này sẽ tổ chức ra sao ? Hè này đi cắm trại ở đâu ? Việc góp quỹ từ thiện để đi thăm trẻ mồ côi, người già neo đơn đến đâu rồi ? Bạn của mình có người nào bệnh không, có người nào gặp khó khăn trong cuộc sống ?

Có đôi lúc, khi không làm gì cả, chỉ ngồi ghế đá nghĩ vẩn vơ, nhìn những chiếc lá vàng rơi, lắng tiếng gió xào xạc, tiếng những em oanh vũ cười nói bên tai, tiếng chuông mõ tụng kinh của các thầy vọng lại thì lòng mình thanh thản vô cùng. Cảm thấy mình vẫn tràn đầy nghị lực, niềm tin và năng lượng để tiếp tục một tuần làm việc mới, để tiếp tục cống hiến một chút sức lực cho cộng đồng, để tiếp tục yêu thương mọi người và được yêu thương.

Bạn tôi vẫn sẽ hỏi: “Bạn đi chùa làm gì vậy?” Nhưng tôi đã sẵn sàng trả lời: “Chủ nhật này đi chùa với mình nhé. Bạn sẽ biết đi chùa để làm gì ?

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày