Tôi tin có sự gia hộ của Bồ-tát

GNO - Gia đình tôi theo đạo Phật, mẹ tôi là người rất kính tin Tam bảo, còn ba tôi lúc đó thì không.

Mẹ tôi từng dạy tôi phải niệm hồng danh của Ngài để được bảo hộ, đi đứng được an tâm. Tôi thì nửa tin nửa ngờ, mà ngờ nhiều hơn tin. Tánh tôi rất hiếu kì với những gì chưa được kiểm chứng, thế nên rất nhiều phen lại đi thử Bồ-tát xem có linh nghiệm không?!

Kinh tôi cũng đọc, trì tụng tôi cũng trì, niệm danh hiệu Ngài tôi cũng niệm, nhưng tin thì chưa.

Hồi đi học, tôi hay thử Ngài cho thi lần này được điểm cao. Vài phen không như ý, nên tôi cũng không tin, nhưng với những lần thi cử quan trọng, miệng tôi vẫn niệm, giống như một sự cứu cánh.

Giờ nghĩ lại hồi đó, đúng là thử kiểu con nít. Những cái đó không đáng để thử! Vì sao ư? Điểm số đâu có quan trọng gì ghê gớm?

Quan trọng ghê gớm thì phải nói đến những lần thi cử trọng đại của tôi, hoặc những lần tôi ở thế bí cùng cực…

duy.jpg


Niềm tin chân thành sẽ cảm ứng

Còn nhớ, lúc tôi đang ở sân bay, chuẩn bị bay về VN, tôi đã đem quá số ký qui định và phải đóng phạt 360.000 đồng. Lúc ra sân bay, tôi chủ quan chỉ cần đem đủ, không cần đem dư làm gì. Thế là quần áo các thứ, tôi phải lấy ra mặc chồng chồng lên người, nhưng cân vẫn bị quá ký. Còn 15 phút nữa lên máy bay, tôi quấn cả lên và tìm người xách hộ chỗ đồ dư đó, nhưng mà ai mà dám cầm giùm. Tôi vứt luôn liêm sĩ sang một bên, tới xin vài người ít tiền để giúp đỡ... Vậy mà có ai đếm xỉa gì. Mà cũng lạ, vô sân bay mà tự nhiên có đứa kêu thiếu tiền, xin tiền, chắc là đồ bịp bợm! Có phải họ nghĩ vậy chăng?

Còn 5 phút nữa bay, tôi quíu lên, môi bắt đầu run cầm cập, và niệm Bồ-tát Quan Âm mấy giây đó. “Phen này Bồ-tát phải cứu con. Cứu con”… Rồi tôi tới chỗ một người phụ nữ đang đứng đó, giọng van lơn. Tôi kể hết sự tình ra, và cô hỏi:

- Con cần bao nhiêu?

- Dạ 360.000.

Rồi cô đưa tôi tờ 500.000 đồng và kêu khỏi cần thối. Tôi mừng huýnh cả lên….Tôi hỏi tên cô thì cô nói “Thôi có gì đâu mà hỏi tên với tuổi”. Tôi nhẹ lòng. Suốt chuyến đi đó, tôi đã thầm cám ơn cô đó, hay, chính là sự gia hộ của Bồ-tát lúc đó.

Tôi nghĩ, có lẽ nhờ mình niệm danh Ngài tha thiết nên khi mình chia sẻ câu chuyện thật (chừng như vô lý đó) đã không làm người khác hoài nghi. Họ tin vì nhìn mặt mình lúc đó có sự chân thành vì trong tâm có Bồ-tát. Nhờ vậy mà họ giúp mình.

Đó chẳng phải là một sự kiện duy nhất, mà sau này còn có rất nhiều sự kiện nữa đã làm tôi càng thêm tin sự gia trì của Ngài.

Giống như việc thi cử quan trọng, thì tôi cũng qua rất dễ dàng.

Rồi việc tìm việc, tìm nhà… toàn những thứ chẳng dễ gì xoay xở đối với một đứa làm việc ở nơi xa xứ như tôi. Nhưng tôi cũng qua cơn “loạn lạc” ấy trong vòng vài "nốt nhạc".

Tôi kể ra đây không có nghĩa là thần thánh hóa Bồ-tát, hay phủ nhận việc nỗ lực tự thân. Nỗ lực thì đương nhiên ai cũng phải nỗ lực, nhưng không thể không phủ nhận cái gọi là may mắn, hoặc sự gia trì của chư Phật. Có thông minh, có giỏi giang, mà thiếu phước…thì cũng tơi bời hoa lá cành. Có ai dám tự cao tự đại nói một tay làm nên tất cả?

Mong rằng mọi người có thêm tín tâm, luôn trì niệm danh hiệu Bồ-tát để được ngài hộ trì.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện về Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày